Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 47)

4. Cấu trúc của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.

- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.

Phú Bình có diện tích tự nhiên 24.336,98 ha, chiếm 7,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm: 19 xã và 01 thị trấn trong đó có 7 xã được xếp vào diện miền núi.

Với vị trí địa lý quan trọng và thuận lợi, Phú Bình có đủ điều kiện, khả năng để giao lưu kinh tế - xã hội với các huyện, thành, thị trong tỉnh và các tỉnh lân cận, tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

Địa hình huyện Phú Bình thuộc 2 loại chính:

- Loại địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn phân bố chủ yếu ở phía Nam của huyện, thuộc các xã vùng nước máng sông Cầu và các xã phía Tây Nam thuộc vùng nước kênh hồ Núi Cốc. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thấp có độ cao

trung bình từ 20  30 m. Bao gồm các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc

Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Lương Phú, Tân Đức, Dương Thành, Thanh Ninh và thị trấn Hương Sơn.

- Loại địa hình gò đồi và miền núi: Loại địa hình chủ yếu phân bố ở phía Đông bắc của huyện, kéo dài dọc theo ranh giới giữa huyện Phú Bình với huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang. Địa hình này chủ yếu ở các xã niền núi của huyện như Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bàn Đạt, Bảo Lý và một phần xã Đào Xá, phía Bắc thị trấn Hương Sơn.

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Thái Nguyên

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Vân Hương Người biên tập: Ngô Thị Lan Hương

Một số địa hình nhân tác nằm trong loại địa hình gò đồi, miền núi được tạo bởi các công trình xây dựng thủy lợi hồ đập nhân tạo giữ nước, tạo nên các hồ lớn như: Hồ Trại Gạo, hồ Kim Đĩnh, hồ Làng Ngò, hồ Hố Cùng ... cảnh quan nhân tác khá đẹp có thể khai thác cho du lịch sinh thái, nơi nghỉ dưỡng.

Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao. Sớm nhất cũng có tuổi cách đây 2300 triệu năm. Các đá gốc chủ yếu là các đá mắc ma xâm nhập, đá sét, đá cát, cấu trúc khối tảng, bở rời, dạng bột kết, sét kết, cát kết, các trầm tích phong hoá. Gắn liền với thành tạo địa chất là một số các đứt gẫy nhỏ được hình thành trong khu vực, như đứt gãy sông Cầu, đứt gãy sông Thương..., theo hướng Tây Bắc - Đông nam, Đông Bắc - Tây Nam và một số ít theo hướng Bắc - Nam. ( Theo tài liệu bản đồ địa chất Đông Dương quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1996 ).

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu củahuyện Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi trung du Bắc

Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt hai mùa mưa, ít mưa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè (mùa mưa) có gió Đông Nam mang nhiều hơi nước nên độ ẩm cao, mùa đông ( mùa ít mưa ) có gió mùa Đông Bắc độ ẩm thấp thời tiết hanh khô.

- Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình năm của huyện Phú Bình là 23,2C; tháng nóng nhất là tháng 7, tháng lạnh nhất tháng 1.

- Lượng mưa

Tổng lượng mưa trung bình năm là 132,6 mm, tháng cao nhất vào tháng 7 lượng mưa là 367,1 mm; tháng thấp nhất vào tháng 11, lượng mưa là 2,1 mm.

- Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí bình quân là 79,6% đến 83%; tháng có độ ẩm không khí cao là từ tháng 4 đến tháng 8 (độ ẩm không khí trên 86%); tháng có độ ẩm không khí thấp là tháng 11 và tháng 12 (từ 68% đến 79%).

- Chế độ gió

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện khoảng 18 lần trong năm với tần xuất khá mạnh, phân bố tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mang theo không khí lạnh, có những đợt rét đậm cục bộ từ 3 - 5 ngày vào khoảng tháng 12, tháng 1 hàng năm. Gió mùa Đông Nam xuất hiện vào các tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thường mang theo

không khí mát mẻ, độ ẩm lớn. Gió mùa Tây Nam xuất hiện khoảng 3 lần trong năm, tập trung vào cuối năm, tần xuất yếu, thường mang theo không khí hanh, khô.

- Bão và áp thấp nhiệt đới:Hàng năm huyện chịu ảnh hưởng của 1 - 1,2 cơn bão

và 3 - 5 đợt áp thấp nhiệt đới. Bão và các đợt áp thấp thường xuất hiện trùng với mùa mưa, có những cơn bão rất mạnh, giật có thể lên cấp 9, cấp 10, gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sinh hoạt của nhân dân.

- Mây và Sương mù: Số ngày quang mây ( ngày đẹp trời) ở Phú Bình rất ít, bình

quân chỉ khoảng 40 ngày trong năm, về mùa mưa hầu như không có ngày nào là quang mây. Lượng mây tổng quan nhiều nhất là tháng 11, tháng 12, Mây tổng quan ít nhất vào các tháng 3, tháng 4 hàng năm.

Hiện tượng sương mù xuất hiện chủ yếu vào đầu năm, thời gian không kéo dài; số ngày xuất hiện chỉ khoảng 21 ngày trong năm. Đặc biệt sương muối thường xuất hiện vào tháng 1, tháng 2, khoảng 2-3 lần trong một năm.

Nhìn chung khí hậu của huyện Phú Bình có số giờ nắng khá cao, bức xạ dồi dào, lượng mưa khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng, có thể bố trí được từ 2 đến 3 vụ cây trồng ngắn ngày trong năm để tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên lượng mưa lớn tập trung theo mùa, cùng với các địa hình gò đồi hẹp và dốc, làm cho đất đai rễ bị rửa trôi, xói mòn. Đôi khi thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân.

3.1.1.4. Thủy văn

- Hệ thống sông: Huyện Phú Bình có hai con sông chính chảy qua là sông Cầu và sông Đào ( sông Máng).

Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực rộng 6.030 km2 bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Bình có chiều dài khoảng 29 km, chiều rộng trung bình từ 100 - 200 m với nhiều uốn khúc, các bãi bồi khá lớn. Lưu lượng nước mùa mưa là

3.500 m3/s, mùa khô là 7,5 m3/s. Sông Cầu chảy qua địa phận các xã Đồng Liên, Đào

Xá, Thượng Đình, Nhã Lộng, Xuân Phương, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, chảy về Bắc Giang. Đây cũng là con sông có giá trị kinh tế lớn nhất trong khu vực.

Sông Đào (sông Máng) nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu tổng chiều dài

khoảng 53km, được xây dựng từ năm 1936, chảy qua địa bàn huyện Phú Bình gồm 2

đoạn: Đoạn 1 từ đập Thác Huống xã Đồng Liên qua thị trấn Hương Sơn về xã Tân Đức với chiều dài 24,5 Km, rộng trung bình 33 m, chảy tiếp sang huyện Tân Yên của tỉnh Bắc Giang. Đoạn 2 từ ngã ba sông Đào - Xóm Mảng xã Lương Phú đến Cầu Ca

xã Kha Sơn chảy tiếp sang huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang, đoạn này dài 5,1 Km rộng trung bình 25 - 30 m.

- Hệ thống suối: Phú Bình có 3 dòng suối chính bắt nguồn từ phía Đông - Bắc của huyện chảy qua các xã Bàn đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, đổ ra sông Cầu.

- Hệ thống kênh mương chính: Phú Bình có 2 hệ thống kênh mương chính: + Hệ thống sông Đào nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu cung cấp nước tưới cho các xã nằm ở phía đông nam của huyện.

+ Hệ thống kênh mương hồ Núi Cốc cung cấp nước tưới cho các xã phía Tây của huyện.

Ngoài ra còn có các công trình thuỷ nông hồ đập chứa nước tưới cho các xã vùng núi phía Đông bắc huyện có địa hình cao thấp không đều, mặt ruộng cao hơn mặt nước sông Máng, đó là hồ Trại Gạo, hồ Kim Đĩnh, hồ Làng Ngò, Đập Hố Cùng.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018, tài nguyên đất của huyện Phú Bình có tổng diện tích tự nhiên là 24.336,98 ha. Trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp 20.430,99 ha chiếm khoảng 83,95%. - Nhóm đất phi nông nghiệp 3.899,91 ha chiếm khoảng 16,02%. - Nhóm đất chưa sử dụng 6,08 ha chiếm khoảng 0,03%.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước cung cấp cho huyện Phú Bình chủ yếu nước mặt của sông Cầu, sông Đào, các suối và hồ đập. Trữ lượng nước khá lớn, chất lượng tốt là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của huyện.

Ngoài ra còn nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 4 đến 8 mét, một số khu vực đồi núi từ 10 đến 20m. Chủ yếu là nước ngọt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu lượng khá lớn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân (có thể dùng giếng đào hoặc giếng khoan, tuy nhiên ở một số nơi đã bị thẩm thấu ô nhiễm bởi nước mặt ).

c. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018 huyện Phú Bình có 5.530,05 ha đất lâm nghiệp (chiếm khoảng 27,07%. ), trong đó toàn bộ diện tích là đất rừng sản xuất. Diện tích rừng được trồng theo các dự án của tỉnh, huyện, các tổ chức lâm nghiệp, không có gỗ quý, chủ yếu là Bạch đàn, keo lá tràm, thông. Các xã có nhiều rừng như Tân Khánh, Tân Hòa, Bàn Đạt, Tân Thành, Tân Kim, Bảo Lý. Trên địa bàn hiện đã có các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp mở ra một hướng mới cho việc chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả.

Nhìn chung, rừng ở Phú Bình chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình còn ít. Trong những năm gần đây công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc (tiếp tục thực hiện dự án 661 thuộc Chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ) nên diện tích trồng rừng mới được tăng lên, đã nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ đất, cải thiện môi trường sinh thái.

d. Tài nguyên nhân văn

Là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, với 21 đơn vị hành chính, dân số tính đến năm 2018 là 146.086 người, gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Tập thể cán bộ và nhân dân trong huyện với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu đời, với những con người giàu tài năng, yêu lao động, cần cù học tập, lao động và sáng tạo, hiền lành giản dị, thân thiện và mến khách, với các lễ hội mùa xuân...Phú Bình cũng mang nhiều bản sắc văn hoá trong cộng đồng văn hoá Việt Nam, người dân nơi đây đã góp phần công sức lớn lao trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng trước đây cũng như công cuộc xây dựng tổ quốc hiện nay. Phú Bình đã có nhiều con, em là những cán bộ khoa học đang công tác và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước.

* Nhận xét chung

Với vị trí địa lý của mình, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Sự phát triển của mạng lưới giao thông quốc gia và nội tỉnh, nhất là Quốc lộ 37 cùng những trục đường được xây dựng và nâng cấp nối liền huyện với các địa phương giáp ranh và thủ đô sẽ tạo cho Phú Bình những vận hội mới trong phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tài nguyên đất đai của huyện đến nay về cơ bản đã được khai thác gần hết. Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên phát triển nông nghiệp của huyện vẫn luôn là thách thức lớn đối với Phú Bình. Những năm tới nông nghiệp của huyện vẫn giữ vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu và ổn định cuộc sống của nhân dân, nhất là nông dân của huyện. Tuy nhiên nếu chỉ dựa chủ yếu vào nông nghiệp và canh tác theo kiểu truyền thống thì kinh tế của huyện khó có thể bứt phá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)