Cái nhìn sắc sảo trong sự lựa chọn chi tiết điển hình và sự liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn đỗ bích thúy (Trang 45)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Cái nhìn sắc sảo trong sự lựa chọn chi tiết điển hình và sự liên

so sánh bất ngờ thú vị

Lựa chọn những chi tiết điển hình là một khâu rất quan trọng trong việc sáng tác các tác phẩm văn chương của các nhà văn. Bởi chi tiết điển hình sẽ tạo nên những điểm nhấn giúp cho người đọc có những ấn tượng đặc biệt với tác phẩm. Ví như nhà văn Nam Cao đã xây dựng được chi tiết “Bát cháo hành” -

là một chi tiết điển hình trong tác phẩm Chí Phèo. Chi tiết ấy rất quan trọng và nó thực sự đã làm cho nội dung của câu chuyện thêm phần độc đáo và đặc sắc hơn. Đó cũng là một chi tiết tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc về tình yêu thương của Thị Nở với Chí Phèo nói riêng và của con người nói chung trong xã hội phong kiến xưa. Hay chi tiết nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ uống rượu trong “đêm tình mùa xuân”. Mị uống ực từng bát như nuốt đi từng nỗi hờn nỗi tủi trong lòng. Mị uống với mong muốn sẽ được say cho quên đi hiện thực tăm tối để nhớ về quá khứ xưa tươi đẹp. Nhưng Mị càng uống lại càng tỉnh và càng tỉnh thì càng đau khổ. Đây cũng là một chi tiết độc đáo giúp người đọc hiểu, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh đáng thương và tội nghiệp của nhân vật Mị…

Đỗ Bích Thúy cũng rất tài tình khi lựa chọn và sắp sếp các chi tiết điển hình trong các truyện ngắn của mình. Chẳng hạn như trong truyện ngắn Chiếc hộp khảm trai ở phần cuối cùng của truyện có chi tiết Bình đưa chiếc hộp khảm trai cho Hải. Chiếc hộp mà trước khi mẹ chồng qua đời bà đã đưa lại nó cho Bình. Nhưng từ chỗ đó thì Bình cũng hiểu rằng Hải đã biết về sự thực cuộc đời từ hai mươi năm trước, và một sự thực nữa là bao lần thăm khám Bình cứ nghĩ nguyên nhân vợ chồng không thể có con là do Hải nhưng ai ngờ lại do Bình. Những sự thật được sáng tỏ từ một chi tiết hết sức điển hình, chi tiết ấy đã giúp cho mọi nút thắt bấy lâu được tháo gỡ hoàn toàn. Truyện ngắn này là một câu chuyện với cốt truyện khá nhẹ nhàng nhưng mang đầy ý nghĩa nhân văn. Ở đó ta thấy tình yêu thương con người thật đẹp và thật đáng trân trọng. Tình yêu thương, sự chia sẻ sẽ giúp cho con người sống với nhau chan hòa và hạnh phúc hơn.

Trong truyện ngắn Cạnh bếp có cái muôi gỗ, chi tiết điển hình “cái muôi gỗ” được tác giả đưa vào câu chuyện tạo cho người đọc sự day dứt và ám ảnh về thân phận người phụ nữ miền núi. Người vợ đã hy sinh cuộc đời mình cho chồng và những đứa con, nhưng ngược lại chị đã nhận lấy sự cay đắng và

xót xa. Chỉ vì những đứa con của chị không phải là con trai nên chị không thể giữ được chồng. Ngậm ngùi nói với con là bố đi làm xa, nhưng chị biết chồng chị đã đi kiếm được đứa con trai trên chợ huyện. Người bạn “Tôi” thực sự đắng lòng khi chứng kiến hoàn cảnh của người bạn gái thân thiết khi xưa. Câu nói cuối cùng trong tác phẩm: “- Hôm khác mình sang làm cho mấy mẹ con cái muôi mới dùng tết…”[42, tr161] có thể là một lời động viên, sự cảm thông chia sẻ của một người bạn nhưng cũng có thể là một tình yêu thương chân thành của một con người có trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương. Mai sợ bạn thương hại mình, nhưng có lẽ đó không phải là lòng thương hại, mà là một tình yêu thực sự. Cuộc đời Mai sẽ có được cái “muôi gỗ” mới, và có thể Mai sẽ hạnh phúc hơn... Rõ ràng không cần phải nói nhiều, chỉ với một chi tiết điển hình độc đáo, nhà văn đã mở được nút thắt cho câu chuyện về cuộc đời nhân vật của mình. Câu chuyện kết thúc có hậu, khiến cho người đọc cảm nhận được tấm lòng của nhà văn với những người phụ nữ miền núi, yêu thương và trân trọng, cảm thông và chia sẻ sâu sắc. Truyện còn nói lên sự ấm áp của yêu thương con người với con người, bộc lộ những giá trị nhân văn cao đẹp.

Không chỉ có cái nhìn sắc sảo trong sự lựa chọn chi tiết điển hình mà trong các tác phẩm của mình nhà văn Đỗ Bích Thúy còn có những sự liên tưởng so sánh bất ngờ thú vị. Những trang viết của chị luôn mang đậm hơi thở của cuộc sống vùng cao, từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn nếp nghĩ của con người. Giọng văn của chị bình dị, đầy sức lôi cuốn và đặc biệt là ở sự liên tưởng so sánh giàu biểu tượng bất ngờ, thú vị - một đặc trưng trong tư duy của người miền núi. Chẳng hạn như: “Con gái à làm dâu mà không làm mẹ thì chỉ là cái cục đá kê chân cột nhà chồng thôi. Ở hai mươi năm, ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê cột thôi” [40], hay :

“Cái đầu ngu thế, ăn bao nhiêu mèn mén, bao nhiêu muối mà vẫn ngu. Vợ mình tự mình mang về, tự mình lấy mất đời con gái người ta như vùi củ sắn vào bếp, giờ bỏ người ta mà nghĩ đến người khác được à?” [40]. Trong cách nói

với lối so sánh độc đáo đó của người dân miền núi cho thấy sự chân thật trong cách suy nghĩ của họ. Những hình ảnh liên tưởng ví von đó đều gắn bó thân thuộc với cuộc sống hàng ngày với con người miền núi. Họ thường là những người ít nói, họ làm việc trong âm thầm lặng lẽ nhưng khi đã nói thì vô cùng sâu sắc và nhiều ý nghĩa. Hơn ai hết Đỗ Bích Thúy có thể hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của họ. Cả những khát vọng, những ước mơ trong cuộc đời họ cũng âm thầm và mãnh liệt.

Người miền núi sống ở núi cao với địa hình hiểm trở và thiên nhiên nhiều khắc nghiệt. Những điều đó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Họ vất vả, nhọc nhằn hơn, có lẽ vì thế mà họ thường nói ít làm nhiều, đặc biệt là những người phụ nữ thì lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” [12] . Dù cuộc sống của họ vất vả và nhiều khó khăn nhưng bên trong tâm hồn họ luôn có những ước mơ, những khát vọng đẹp đẽ. Thậm chí ý thức về phẩm chất, nhân cách của họ rất lớn. Họ cũng là những con người có tâm hồn sâu sắc và tinh tế, ngay cả những lời nói hàng ngày họ cũng sử dụng những lối so sánh ví von độc đáo để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình, khiến cho người đọc người nghe cảm nhận được rất nhiều điều trong lối nói ấy. Đó là những nét văn hóa đẹp của những con người ở vùng cao mà những người ở miền xuôi ít có được.

Như vậy rõ ràng khi lựa chọn những chi tiết điển hình và đồng thời có những liên tưởng độc đáo, có lối so sánh bất ngờ thú vị trong cách viết của mình thì những truyện ngắn của nhà văn Đỗ Bích Thúy thực sự đã tạo nên những cuốn hút và những độc đáo riêng cho các tác phẩm của mình. Mỗi nhà văn đều có những cách riêng, những con đường riêng để mang văn chương của mình đến với người đọc, có người luôn xây dựng những hình ảnh nổi bật với những ngôn từ hoa mĩ, có những người dung dị bình thường như những lời kể, những lời bộc bạch tâm hồn. Đỗ Bích Thúy cũng hiểu rõ đâu là thế mạnh của mình trong việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật để xây dựng thành công những hình tượng nhân vật của mình. Chị đã đi vào khai thác những cảm xúc thực sự

bên trong tâm hồn của các nhân vật của mình và viết về họ với tình yêu thương và sự cảm thông chia sẻ chân thành nhất, vì thế các nhân vật của chị đều ám ảnh và day dứt người đọc một cách sâu sắc.

Như vậy, nhà văn Đỗ Bích Thúy đã thực sự có được cái nhìn sắc sảo trong việc lựa chọn chi tiết điển hình và những liên tưởng so sánh bất ngờ thú vị trong cách viết truyện ngắn của mình. Điều này đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt trong các tác phẩm của chị, khiến cho người đọc cảm nhận được sâu sắc hơn về số phận, cuộc đời nhân vật trong truyện, và qua đó cũng đánh giá được tài năng văn chương nghệ thuật thực sự của nhà văn.

Tiểu kết: Với tư duy sắc sảo, tài năng văn chương thực thụ cùng với tinh thần nhân văn sâu sắc nhà văn Đỗ Bích Thúy đã có những cái nhìn nghệ thuật độc đáo trong các truyện ngắn của mình. Cái nhìn hiện thực giàu tính phân tích mang đậm chất nhân văn, cái nhìn tinh tế nhạy cảm giàu chất thơ và cái nhìn sắc sảo trong lựa chọn chi tiết điển hình, sự so sánh bất ngờ thú vị. Những cái nhìn ấy đã giúp cho nhà văn tạo nên những tác phẩm mang giá trị văn chương thực sự.

Chương 3

THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ BÍCH THÚY 3.1. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

3.1.1. Khái niệm nhân vật văn học

Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là trung tâm của mọi sự miêu tả nghệ thuật. Nhân vật trong văn học có thể là con người, con vật hay đồ vật. Nhân vật có thể có tên hoặc không có tên. Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản mà qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng.

Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện rất sớm. Nó bắt nguồn từ cụm từ tiếng Pháp gốc Latinh “persona”. Từ này có nghĩa là cái “mặt nạ” để diễn viên đeo vào khi diễn trò. Về sau người Pháp đã mượn nó để chỉ nhân vật. Thuật ngữ

“nhân vật” là khái niệm được quan tâm nhiều trong nghiên cứu văn học. Theo giáo sư Trần Đình Sử thì: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. [27, tr24]. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết, có thể đó là một cái tên, hay những phẩm chất tính cách đặc trưng. Điều đó có nghĩa là nhân vật văn học không phải là những con người có thực trong đời sống, có thể họ được xây dựng từ nguyên mẫu thực trong cuộc sống nhưng qua bàn tay “nhào nặn” và sự sáng tạo của người cầm bút nó đã mang đầy tính ước lệ. Hiểu một cách đơn giản nhân vật văn học là trung tâm được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nó được thể hiện bằng phương tiện ngôn từ qua sự nhào nặn tái tạo của nhà văn.

Như vậy, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Nhân vật văn học rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là con người. Sự thể hiện nhân vật cũng ở những hình thức rất đa dạng. Dù nhân vật là

thế giới loài người hay loài vật nó đều có vai trò rất quan trọng trong sáng tác của nhà văn.

3.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

“Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, khái quát những quy luật của cuộc sống con người” [42, tr297]. Văn học chỉ tái hiện được đời sống thông qua những nhân vật. Vì thế nhân vật đóng vai trò rất quan trọng, và nhà văn coi đó là yếu tố cơ bản để miêu tả thế giới một cách hình tượng. Trong một tác phẩm văn học nhân vật đóng vai trò trung tâm. Tất cả mọi sự việc, mọi diễn biến của câu chuyện đều xoay quanh nhân vật. Có thể trong tác phẩm chỉ là một nhân vật, nhưng cũng có những tác phẩm hàng trăm, hàng nghìn nhân vật. Có thể có nhiều hoặc ít nhân vật chính, nhiều hoặc ít nhân vật phụ. Nhưng rõ ràng một cốt truyện được hình thành là nhờ hệ thống nhân vật mà nhà văn xây dựng lên. Từ đó giúp người đọc hiểu được qua tác phẩm văn học đó nhà văn muốn nói điều gì, về hiện thực cuộc sống đa sự phức tạp hay về số phận con người ở từng thời đại khác nhau…Chẳng hạn như, các nhân vật của nhà văn Nam Cao đều là những nhân vật tư tưởng, những nhân vật có hoàn cảnh, số phận tính cách độc đáo như Chí Phèo, Lão Hạc…nhưng từ những nhân vật đó, nhà văn đã miêu tả được cuộc sống hiện thực với nhiều những oan trái những bất công của xã hội phong kiến khiến cho con người bị đẩy đến những bước đường cùng. Từ đó nhà văn khái quát lên thành những quy luật của cuộc sống con người trong xã hội phong kiến. Đó là cái đói, cái nghèo, cái khổ luôn đồng hành với những người dân vô tội, lương thiện trong xã hội phong kiến xưa. Nhưng dù có là vậy thì tận sâu trong tâm hồn họ vẫn khát khao những ước mơ hoàn thiện nhân cách, khẳng định những giá trị đích thực của con người.

Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Nhân vật văn học có chức năng “biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới, con người” [27, tr 73]. Với các nhân vật cụ thể, thái độ đánh giá về các vấn đề xã hội của nhà văn có điều kiện bộc lộ tốt hơn, tập trung hơn. Ví như với nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã

bày tỏ thái độ yêu mến, trân trọng cảm thông với số phận của người phụ nữ miền núi nói riêng và số phận của người phụ nữ Việt Nam nói chung. Họ thực sự bất hạnh với những khổ đau trong cuộc đời. Nhà văn Tô Hoài miêu tả về cuộc đời và số phận của nhân vật Mị nói riêng và số phận của những người phụ nữ miền núi nói chung bằng một sự trải nghiệm, sự quan sát và đặc biệt là một tình yêu lớn với núi rừng Tây Bắc. Vì quá hiểu con người và cuộc sống cũng như những phong tục tập quán nơi đây nên nhà văn cảm thông và chia sẻ sâu sắc với những số phận bất hạnh gặp nhiều cực khổ trong cuộc sống này. Tô Hoài đã viết về những con người miền núi, và đã khám phá ra những vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn của họ để giúp cho người đọc hiểu về miền núi và dành tình cảm sâu sắc cho nơi này. Qua đó ta thấy được sự hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa miền núi, ngòi bút tài hoa và đặc biệt là trái tim nhân hậu tha thiết của nhà văn Tô Hoài. Còn với nhà văn Đỗ Bích Thúy vẫn tiếp bước những quan niệm nghệ thuật về thế giới, con người miền núi của những bậc tiền bối đi trước như Tô Hoài, nhưng người đọc sẽ thấy miền núi rõ ràng hơn, gần gũi hơn bởi đọc những truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy người đọc có cảm giác như nhà văn đang viết về nhà mình, về những anh chị em trong gia đình mình vậy, miền núi là quê hương, là ngôi nhà nhỏ trong trái tim của người con xa quê- Đỗ Bích Thúy. Vì vậy miền núi yêu thương và gần gũi hơn rất nhiều. Và những niềm vui của những con người miền núi cũng vui hơn hạnh phúc hơn, những nỗi khổ của họ cũng đau hơn xót xa hơn dưới những trang văn của Đỗ Bích Thúy.

Nhân vật còn có chức năng “tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm” [27, tr97]. Một tác phẩm luôn bao gồm các sự kiện khác nhau, phần lớn nhờ nhân vật mà nhiều tác phẩm đạt được kết cấu hoàn chỉnh, trọn ven, chặt chẽ, thống nhất. Trong văn học có những tiểu thuyết lớn nghìn trang, hàng trăm hàng nghìn nhân vật hay cũng có những tác phẩm chỉ có hai hoặc ba nhân vật. Sô lượng nhân vật không giới hạn và tùy thuộc vào thể loại và ý đồ sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn đỗ bích thúy (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)