7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật
Miêu tả tâm lí nhân vật là miêu tả toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí…của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng cho rằng:“Thể hiện tâm lí là phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh con người bằng văn học nghệ thuật” [27]. Sáng tác dựa trên lí luận ấy, nhà văn Đỗ Bích Thúy đã tạo nên những câu chuyện độc đáo. Điều ám ảnh và lưu giữ trái tim người đọc không phải chỉ là cuộc sống bên ngoài được phản ánh mà còn là thế giới nội tâm - nơi chứa đựng những suy nghĩ, những trăn trở khát khao, thậm chí là cả những dục vọng tầm thường. Nhà văn đã miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật thông qua những dòng độc thoại nội tâm, những lời văn nửa trực tiếp, những tình huống truyện đặc sắc…khiến họ hiện lên chân thực, sinh động với những nét tâm lí tính cách không hề khiên cưỡng mà phù hợp với quy luật khách quan của đời sống.
Đỗ Bích Thúy viết về miền núi như viết về những gì máu thịt nhất. Thiên nhiên, cuộc sống, con người miền núi đã đi vào các sáng tác của Đỗ Bích Thúy vô cùng tự nhiên và sinh động. Đặc biệt khi miêu tả về tâm lí nhân vật miền núi, nhà văn đã miêu tả một cách chân thực nhất. Có lẽ bởi bản thân sinh ra từ miền núi và đã có những năm tháng lăn lộn trong cuộc sống miền núi nên nhà văn rất hiểu con người miền núi. Họ thường nói ít làm nhiều và có một tâm hồn phong phú giàu cảm xúc. Các nhân vật trong các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy đều như vậy, người đàn ông thì bản lĩnh, mạnh mẽ còn người phụ nữ thì chân thành đằm thắm luôn khát khao hạnh phúc và tình yêu thương.
Tâm lý nhân vật trong truyện ngắn Trong đám đông có một ánh mắt
này những người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại thấy dường như có hình ảnh của mình trong đó. Những cung bậc cảm cảm xúc trong lĩnh vực tình cảm cũng thể hiện rõ nét. Nàng mới sinh con và chồng nàng thì làm việc để lo lắng cho cuộc sống gia đình. Những diễn biến tâm lí nhẹ nhàng trong cuộc sống đời thường được nhà văn miêu tả một cách nhạy cảm và tinh tế. Chồng nàng vất vả lo lắng cho vợ con, còn nàng sau khi nghỉ sinh con cũng bắt đầu đi làm. Nàng thương chồng yêu con, nhưng cái địa chỉ trong email của chồng làm cho nàng thấy không yên lòng. Một loạt những câu hỏi xuất hiện trong đầu nàng và nàng muốn tìm hiểu nó cho thật rõ ràng, nhưng nàng không biết làm thế nào để hiểu. Nàng không nghĩ chồng mình có bồ, nàng tin tưởng và yêu chồng nhưng cái địa chỉ ấy thường xuyên hiện lên trong tâm trí nàng làm cho mọi hoạt động trong cuộc sống của nàng dường như đã bị nó chi phối và điều khiển: “Nàng yêu chồng, yêu con, yêu gia đình nhỏ bé của mình, tình yêu ấy bình dị và kín đáo như con người nàng, nên đám đồng nghiệp ở cơ quan mỗi khi rỗi việc ngồi tán gẫu vẫn bảo, có lẽ nếu chồng nàng có bồ, nàng cũng chẳng đau khổ mấy, cũng chẳng lồng lên mà ăn tươi nuốt sống kẻ ấy như người ta. Nàng nghe và chỉ cười. Nàng chưa bao giờ đặt mình trong tình huống ấy để mà biết rằng, mình sẽ phản ứng như thế nào” [42, tr117]. Cuộc sống cứ thế diễn ra với những công việc như mang tính quy luật. Sau khi sinh con đúng là “Nàng đẹp hẳn lên da dẻ mịn màng và cơ thể thì mềm mại, vòng eo hơi nở một chút nhưng vẫn tròn trịa lắm”[42,tr117] . Nàng hạnh phúc với mái ấm nhỏ bình dị của mình, nhưng nàng luôn trong cảnh bồn chồn lo âu. Thỉnh thoảng nàng nghĩ mình có thể vui và hạnh phúc khi mình trang điểm và uống một ly rượu cùng người đồng nghiệp đẹp trai phong độ. Sao chồng mình lúc nào cũng ôm khư khư cái máy tính và địa chi email “dolehien” xuất hiện dày đặc trên màn hình máy tính của chồng nàng chứ: “Buổi chiều, nàng về nhà trong trạng thái chếnh choáng, không hiểu do dự vị của ly rượu màu hồng hay vì cái gì khác, nàng phải chạy xe thật chậm vì sợ ngã hoặc đâm sầm
vào ai đó trên đường. Có cái gì đó như là sự đắc thắng ẩn hiện trong tâm trí nàng”[ 42, tr176]. Mọi việc cứ nhẹ nhàng diễn ra theo thời gian và theo quy luật của nó… Thế rồi cuối cùng nàng cũng phát hiện ra địa chỉ email đó là của người bạn lâu năm của chồng nàng tên Đỗ Lê Hiến chứ chẳng phải người phụ nữ xinh đẹp nào đó có tên Đỗ Lệ Hiền. Lòng nàng vui mênh mang, niềm vui không hiểu nổi, nàng chỉ biết rằng sau sự nghi ngờ đó nàng thấy mình yêu chồng nhiều hơn và dường như nàng nghĩ mình sẽ phải bù đắp cho chồng mình nhiều hơn nữa.
Thế đấy, cách kể chuyện của Đỗ Bích Thúy cứ nhẹ nhàng bình thản như thế, nhưng khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc rất nhiều. Điều đó cho thấy tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. Chẳng cần gì phải rõ ràng thậm chí là phải “đôi mặt một lời” mà chỉ cần một biến chuyển rất nhỏ cũng đủ khiến người đọc cảm nhận những giá trị lớn lao của phẩm chất tính cách con người.
Quay trở lại với đề tài miền núi quen thuộc, truyện ngắn Sau những mùa trăng đã thực sự tạo ra nhiều ám ảnh cho người đọc khi cảm nhận về tâm lí của nhân vật. Xuyên suốt câu chuyện là tâm trạng của nhân vật xưng
“Tôi”. Tôi đi xa trở về và lần nào cũng chẳng hẹn mà đều gặp đúng mùa trăng. Mùa trăng khiến cho Tôi xuyến xao những cảm xúc về quê hương, về những người thương yêu. Lần này Tôi trở về nhưng khác với những lần trước, Tôi gặp chị dâu bên suối, Tôi ngỡ ngàng và vỡ òa trong cảm xúc yêu thương. Chị còn quá đẹp, giá như anh trai không bị con lợn nó húc chết và anh còn sống thì chị hạnh phúc biết bao vì anh yêu chị nhiều lắm, chị đẹp lắm. Đẹp đến mức anh trai đã phải mất bao nhiêu công sức và sự kiên trì để chiến tháng hết bọn con trai trong vùng mới cưới được chị. Và bây giờ khi anh chẳng còn thì mấy thằng trai làng vẫn ngày đêm thổi sáo đi theo chị và thậm chí nó đã khóc khi chị chẳng thèm nhìn nó. Còn Tôi, Tôi cũng chếnh choáng. Tôi đã xa nhà nhiều, những khi tôi về chị cũng vẫn quan tâm và
chăm sóc tôi như một cậu em trai thực sự, nhưng Tôi hiểu đằng sau ấy dường như vẫn còn một điều gì đó khó lí giải, dường như nó là một thứ cảm giác khác lạ, cảm giác bồn chồn và không tự nhiên, có cả sự ngượng ngùng ở trong đó… Rồi Tôi lại đi, chị khóc khi tiễn Tôi đi, Tôi cầm viên sỏi trong tay bỏng rát nghe lời chị dặn dò, có lẽ Tôi sẽ quay về nhanh thôi, có kẽ Tôi sẽ chẳng đi lâu được nữa …
Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy thường miêu tả thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc như thế. Nhà văn thường để cho nhân vật tự bộc lộ cảm xúc và để cho người đọc có thể cảm nhận được nỗi lòng của nhân vật một cách rõ ràng và tràn đầy cảm xúc.