Nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn đỗ bích thúy (Trang 69 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Nhân vật tha hóa

Đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, nếu chỉ cảm nhận những giá trị đạo đức tốt đẹp ở các nhân vật thì chưa đủ dường như chị còn muốn người đọc cảm nhận nhiều hơn thế, cuộc sống không chỉ tồn tại toàn những điều tốt đẹp mà còn có cả những điều xấu xa. Nhà văn đã có cái nhìn toàn diện ấy khi đưa thêm vào trong các tác phẩm của mình một bộ phận nhân vật tha hóa, những nhân vật bộc lộ những mặt trái, những điều tiêu cực của cuộc sống.

Nhân vật Thò trong truyện ngắn Mèo đen là một người nghiện thuốc phiện. Không vượt qua được những cám dỗ, hắn ta từ một chàng trai hiền lành,

chất phác trở thành kẻ nghiện ngập và làm cho gia đình tan nát. Hắn đã bán đi tất cả mọi thứ trong nhà, chẳng ai có thể ngăn cản được hắn bởi: “Bố mẹ đã từng đuổi theo Thò để cố giữ lại con bò, con dê, nhưng cuối cùng thì cũng đành để Thò dắt đi, vì lần nào Thò cũng rút con dao găm nhọn hoắt, dí vào cổ mình, dọa chết” [ 42, tr32]. Trong nhà chỉ còn một con mèo đen duy nhất của đứa em gái, hắn cũng mang đi bán nốt. Nhưng vì buộc quá chật, con mèo bị chết và hắn chẳng kiếm được một đồng nào để mua thuốc: “Con mèo nằm còng queo, cứng đơ dưới chân. Tự dưng lúc này cơn thèm thuốc không thấy đâu nữa, mà Thò lại nhớ tới hai con mắt đen láy, sung húp, mọng nước của em gái Thò. Chả lẽ, Thò mang con mèo này về trả cho nó? Không được. Thò loạng choạng đứng dậy, nhìn thấy con mèo vẫn nhe hàm răng trắng nhởn như cười cợt. Con mèo còn nằm ở đấy, dưới gốc cây gạo đã rụng hết lá, kể cả khi Thò đã đi khuất rồi, con mèo vẫn còn nhe răng cười mãi” [42, tr 40]. Câu chuyện dừng lại ở đó, nó thực sự ám ảnh người đọc. Rõ ràng cuộc sống muôn hình vạn trạng, không chỉ có những điều tốt mà còn có cả những điều xấu, nếu ta không đủ bản lĩnh để vượt qua thì cũng sẽ dễ dàng sa ngã và có thể chẳng bao giờ vực dậy được nữa. Và không chỉ cứ nhìn vào mặt tốt để học, mà ta còn phải nhìn vào cả mặt xấu để tránh. Điều mà nhà văn Đỗ Bích Thúy muốn nói trong câu chuyện thật có ý nghĩa. Tha hóa là xấu, nhưng biết nhìn vào đó để nhận ra bài học và không mắc phải đó mới là điều đáng quý.

Nếu truyện ngắn Mèo đen nhà văn đề cập đến sự tha hóa của một con người nghiện ngập thì truyện ngắn Khách quý lại là một khía cạnh tiêu cực khác của cuộc sống hiện đại. Vì cái đói, cái nghèo mà người con gái xinh đẹp đã lạnh lùng dứt bỏ tình cảm gia đình để chạy theo những cám dỗ của vật chất. Cô ta bỏ mặc người mẹ cả đời lam lũ vất vả yêu thương và lo lắng để đi theo “Khách quý”, bỏ mặc cả đứa em gái nhỏ yêu thương chị ngày đêm mong ngóng chị trở về: “Mùa xuân hoa đua nở tươi, nở nhiều/ Chị như mẹ, sao chị bỏ em đi/ Nhìn vết chân chị đi nương trồng bông, kéo sợi/ em chết nửa lá gan…Nghe

đứa gái nhỏ hát, tiếng hát buồn bã như tiếng con gà lạc mẹ, bà May chỉ biết cúi đầu giữa hai đầu gối, mặc nước mắt ngấm ngầm chảy. Đứa gái lớn đã đi thật rồi. Nó còn đi xa hơn phố huyện. Bạn nó nói, gặp hai người ở chợ huyện, đứa gái lớn bảo: Hai người sẽ đi thật xa, qua cả biên giới, bên ấy kiếm tiền dễ lắm. Mỗi tháng có thể kiếm được ba triệu, năm triệu. Ầy, ở nhà thì một năm cũng không kiếm được một triệu. Nó còn nói thêm, kiếm được nhiều đủ tiêu cả đời thì se về. Khi về mang theo cả con rể, cả cháu ngoại luôn. Và bà, ngày nào cũng muốn gọi: Cháu ngoại ơi, cháu ngoại ơi. Mang mẹ về cho bà với chứ. Nghĩ thế nhưng không dám tin thế” [ 42, tr28]. Người con gái ấy vì tham tiền mà từ bỏ tất cả, chẳng nghĩ đến những người đang ngày đêm mòn mỏi lo lắng cho mình. Liệu cô gái ấy có thể kiếm được nhiều tiền và có thể trở về bình yên không? Đó là một dấu hỏi. Nhưng rõ ràng chưa cần nói đến điều đó, chỉ cần xét đến việc người con gái ấy lạnh lùng bỏ nhà ra đi bỏ mặc những người thân yêu thì đó đã là một sự tha hóa, là một điều vô cùng đáng trách, đáng phê phán.

Như vậy, với cái nhìn toàn diện về cuộc sống nhà văn Đỗ Bích Thúy không chỉ ngợi ca những con người với những nhân cách đẹp đẽ và những phẩm chất đáng quý mà chị còn lên án, phê phán những con người tha hóa, xấu xa không đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ của cuộc sống để tự đánh mất chính mình. Người đọc soi vào đó để học hỏi những điều đáng quý đáng trân trọng và tránh xa những điều xấu trong cuộc sống để tự mình hoàn thiện chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn đỗ bích thúy (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)