Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn đỗ bích thúy (Trang 72 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục,cử chỉ, tác phong, diện mạo...Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể, sinh động. M.Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười...của nhân vật. Miêu tả ngoại hình nhân vật là việc cần thiết để cá tính hóa, cụ thể hóa nhân vật văn học. Qua ngoại hình nhân vật, người đọc phần nào hình dung được bản chất của

nhân vật, thái độ và tình cảm của nhà văn với nhân vật. Ngoại hình của nhân vật có thể được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp.

Trong truyện ngắn Đàn bà đẹp nhà văn Đỗ Bích Thúy đã miêu tả về ngoại hình nhân vật một cách rõ nét. Đó là người phụ nữ có: “mái tóc hạt dẻ óng ả với những lọn lớn xoăn nhẹ đổ trên vai, hai gò má trắng trẻo mịn màng như má em bé, môi căng mọng, mắt sâu thẳm, thơm nức, thậm chí thơm đến từng kẽ ngón chân giấu một cách cởi mở trong chiếc quần tất mỏng tang”…

[39, tr164]. Người đàn bà đó đẹp, hiện đại và quyến rũ, nhưng nàng càng đẹp bao nhiêu thì bi kịch cuộc đời của nàng lại càng nhiều bấy nhiêu. Đã có lúc nàng nghĩ thà rằng mình không đẹp, mình nghèo có lẽ mình lại hạnh phúc, và có thể cũng có những lúc nàng ước mơ mình…được nghèo, được xấu. Lúc nào cũng chỉ ước mơ một tình yêu hạnh phúc, một nụ hôn ngọt ngào và hạnh phúc nhất của người chồng mình thương yêu dành cho mình, nhưng điều ước tưởng chừng như quá đỗi giản đơn và bình thường đối với nàng lại như một “món ăn” xa xỉ mà cả cuộc đời này có lẽ nàng chẳng bao giờ có được. Như vậy rõ ràng ngoại hình đẹp chỉ càng là bi kịch. Đỗ Bích Thúy đã rất thành công khi miêu tả ngoại hình của nhân vật để khắc họa đậm nét tâm lí nhân vật người phụ nữ này, rõ ràng sự đối xứng ấy càng làm nổi bật hơn hoàn cảnh đáng thương và tội nghiệp của nhân vật chính trong truyện.

Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy đa phần là những người phụ nữ đẹp. Hầu như ở truyện ngắn nào nhà văn cũng dành vài dòng để miêu tả về ngoại hình của những người phụ nữ ấy. Truyện ngắn Sau những mùa trăng, hình ảnh của người chị dâu cũng được nhà văn miêu tả vô cùng xinh đẹp: “Đôi gò má căng, đỏ rừng rực, khuy áo bên trên bật ra trễ nải, để lộ ba ngấn cổ cao trắng ngần, khuôn ngực phập phồng nhè nhẹ…” [ 37]. Nhưng chị đẹp để lại làm gì khi chị chỉ là một người phụ nữ góa bụa, chị vẫn còn trẻ lắm, dường như chị mới chỉ bắt đầu biết mơ hạnh phúc, thế mà anh trai của

trai khác ngày càng hao mòn ngày đêm thổi sáo đi theo chị, chúng đau khổ lắm vì chị chẳng nhìn chúng nó đâu. Nhưng còn “Tôi” - gọi chị là chị dâu, là người đã từng chứng kiến và từng hiểu anh trai yêu chị, say mê chị đến chừng nào, bây giờ lại chông chênh khi ở gần chị. Rồi “Tôi” lại đi, chị đã khóc nấc lên thành tiếng nghẹn ngào… Chị vẫn còn quá đẹp, cái đẹp làm cho lòng người mê đắm, ước ao.

Không chỉ là những trang viết miêu tả về ngoại hình của những người phụ nữ mà nhà văn Đỗ Bích Thúy còn miêu tả về ngoại hình của những dạng nhân vật khác để làm nổi bật được những phẩm chất tính cách khác. Trong truyện ngắn Lặng yên dưới vực sâu, hình ảnh nhân vật Phống hiện lên trước mắt người đọc là một thằng trai Mông gầy gò, ốm yếu: “Phống phải cởi áo cho đỡ tức ngực, bỏ nốt cái quần rộng thùng thình vẫn vấn một cục trước bụng. Phống vụng nhất là cách vấn quần. Điều này chỉ Phống biết, Phống rất xấu hổ. Đứa trai người Mông chỉ bốn tuổi, thôi không ở truồng nữa là đã biết vấn quần. Quần của trai Mông rộng, nhét thêm một người nữa cũng vừa, phải biết quấn để cái quần vừa khít vào người, mà không lộ ra một cục bên sườn hay trước bụng. Phống tập mãi, nhưng hễ không có cục thì cái quần lại tụt, mà để nó không tụt thì thế nào cũng có một cục bằng nắm tay thù lù ngay trước bụng”[42, tr161]. Chỉ một chi tiết đó thôi người đọc cũng có thể hình dung ra hình ảnh của một người đàn ông không vạm vỡ, mạnh khỏe, không xứng đáng với ngoại hình xinh đẹp của Súa. Súa phải chấp nhận hiện thực đó và đó chính là nỗi đau khổ tột cùng của Súa.

Ngoại hình và tính cách là hai mặt không thể tách rời trong một con người. Ngoại hình nhiều khi phản ánh tính cách một cách rõ nét. Các nhà văn nhiều khi đã lấy việc miêu tả về ngoại hình của nhân vật để làm nổi bật lên tính cách của nhân vật nhằm giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về nhân vật và tác phẩm. Với những điểm nhấn khi miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn Đỗ Bích Thúy đã gợi người đọc đến những tính cách phẩm chất và số phận cụ thể của

nhân vật trong truyện của chị. Giúp cho người đọc hiểu hơn về ý đồ sáng tác nghệ thuật của nhà văn khi muốn bộc lộ tư tưởng của tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn đỗ bích thúy (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)