7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy
Trong nghệ thuật văn chương cũng như trong các loại hình nghệ thuật khác, tác phẩm chỉ thành công khi nó có sự trọn vẹn và hấp dẫn cả trên phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. Nhà văn Xô Viết Lêônốp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”[25]. Trong tác phẩm văn học, những nhân vật chính để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc là do nhà văn đã sử dụng nhiều phương thức xây dựng, nhiều
biện pháp nghệ thuật trong đó có miêu tả. Miêu tả như thế nào, miêu tả điều gì ở nhân vật hoàn toàn là do cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn quyết định.
Mỗi nhà văn khác nhau có đều có những con đường riêng để xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình. Đó có thể là sở trường, là thế mạnh hay có thế là những sáng tạo mang tính đột phá để mang tác phẩm của mình đến với người đọc một cách lôi cuốn nhất, để từ đó khẳng định tài năng và tên tuổi của mình.
Nội dung truyện ngắn Đỗ Bích Thúy đa dạng phong phú đề cập đến nhiều phương diện trong cuộc sống hiện thực. Để có thể thể hiện sâu sắc những nội dung đó, Đỗ Bích Thúy cũng đã có những phương thức riêng trong nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong các câu chuyện, những nhân vật có vai trò thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Và để xây dựng thành công hệ thống nhân vật của mình nhà văn Đỗ Bích Thúy đã chú trọng vào miêu tả nhân vật trên các phương diện nghệ thuật như: Miêu tả ngoại hình và khắc họa tâm lí nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật tạo tình huống truyện. Ở mỗi kiểu loại nhân vật, tác giả dường như dụng công trong một biện pháp thể hiện, tuy nhiên cũng có những kiểu loại nhân vật thể hiện tính cách qua tất cả các phương diện trên.