Nghệ thuật tạo tình huống truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn đỗ bích thúy (Trang 83 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Nghệ thuật tạo tình huống truyện

Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm văn học mà tại sự kiện đó, các quan hệ của đời sống được bộc lộ: bản chất, tính cách, tâm trạng hay vẻ đẹp của nhân vật được hiện lên trọn vẹn . Một tình huống đặc sắc góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện và làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trong một truyện ngắn đặc sắc có thể có nhiều sự kiện, nhiều tình tiết nghệ thuật hay nhiều tình huống truyện, nhưng khi nào cũng có một tình huống bao trùm toàn bộ câu chuyện. Các nhà lí luận đã nêu lên ba tình huống truyện đặc trưng: Tình huống nhận thức mọi tình tiết, chi tiết trong truyện chủ yếu hướng tới sự lí giải giác ngộ nhận thức của nhân vật; tình huống tâm lí chủ yếu hướng tới việc khám phá diên biến tư tưởng, tình cảm và tâm lí của nhân vật; tình huống hành động chủ yếu hướng tới hoạt động và bước ngoặt của nhân vật.

Các tình huống trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy rất đa dạng. Nhà văn không xây dựng những tình huống theo những mô tuýp nhất định mà luôn có sự linh hoạt để phù hợp với chủ đề của từng truyện ngắn. Trước hết là tình huống sử dụng các chi tiết để dẫn tới giác ngộ nhận thức của nhân vật trong truyện được nhà văn vận dụng hiệu quả. Chẳng hạn như trong truyện ngắn Mèo đen, khi trong nhà đã chẳng còn cái gì có thể bán được thì Thò mang con mèo đen của em gái đi bán để lấy tiền hút thuốc phiện. Con mèo vì buộc chặt quá đã chết trên đường mang đến chợ. Lúc này Thò thực sự hoang mang. “Tự dưng lúc này cơn thèm thuốc không thấy đâu nữa, mà Thò lại nhớ tới hai con mắt đen láy, sung húp mọng nước của em gái Thò”[42, tr40]. Tình huống con mèo chết có thể đã tạo nên một chút ít cảm xúc nào đó khiến cho Thò thấy ân hận dày vò bản thân vì sự tha hóa của mình, một chút ít cảm xúc của sự tỉnh ngộ. Truyện kết thúc ở

đó nhưng rõ ràng tình huống ấy đã thực sự khiến cho người đọc phải suy nghĩ nhiều. Đáng thương cho những gì là nạn nhân của sự tha hóa kia, đáng trách cho những kẻ xấu nghiện ngập, những tệ nạn của xã hội.

Bên cạnh đó, nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng đặt ra tâm lý tình huống để hướng người đọc tới sự khám phá tư tưởng, tình cảm và tâm lí của nhân vật trong truyện. Để có thể sáng tạo hiệu quả những tình huống truyện dạng này nhà văn phải rất tinh tế khi bộc lộ tâm lí nhân vật, bởi thường đó là những cảm xúc rất sâu sắc trong tâm hồn của các nhân vật truyện. Trong truyện ngắn

Trong thung lũng dạng tình huống truyện này được thể hiện khá tiêu biểu. Chị gái bé Câm nhảy xuống sông tự tử cùng với những vòng khăn quấn chặt bụng khi nghe tin Đinh răng vàng - người chồng sắp cưới của chị bị sập hầm vàng chết. Giá mà Đinh răng vàng không chết và chị cưới hắn, thì dù chị chẳng bao giờ tìm được anh Sỹ, chị cũng sẽ không phải quấn khăn quanh bụng nữa. Nhưng trớ trêu thay Đinh răng vàng chết, anh Sỹ “mất tích” thì chị biết làm thế nào. Có lẽ chỉ có một cách duy nhất là gieo mình xuống dòng sông kia chị sẽ tìm được lối thoát. Chị chẳng nói với ai, mọi người ai cũng nghĩ chị vì anh Đinh răng vàng mà chết, chỉ có bé câm là hiểu mọi chuyện, nhưng bé chẳng thể nói, bé cũng chẳng muốn nói, đặc biệt là với mẹ. Thế là mọi chuyện ngủ yên trong im lặng. Nhà văn đã thành công khi đã tạo cho người đọc sự day dứt khó tả cho số phận của nhân vật trong truyện.

Có thể thấy, ở truyện nào nào nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng khéo léo sắp xếp những tình huống cho các nhân vật một cách hợp lí nhất. Nhân vật trong truyện của Đỗ Bích Thúy thường là những người phụ nữ bất hạnh và thậm chí kết thúc truyện họ cũng chẳng mấy khi có được những hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng dù vậy thì truyện của chị vẫn thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, vẫn thổn thức trái tim của người đọc bởi tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ với từng số phận, từng cuộc đời.

Trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy cũng có những tình huống truyện hướng nhân vật tới những hành động và từ đó tạo ra tính bước ngoặt cho số

phận của nhân vật. Trong truyện ngắn Mẹ kế tình huống cuối cùng kết thúc truyện là người cha bị ngã xuống sông và chẳng thể lên được vì mắc chài,còn truyện ngắn Lặng yên dưới vực sâu người chồng tay cầm chai rượu và chết dưới vực. Hai kết thúc truyện giống nhau. Bởi hai tình huống ấy tưởng như là sự vô tình dẫn đến cái chết của hai nhân vật nhưng thực sự lại không phải như vậy. Phải chăng đó là sự lựa chọn hợp lý nhất cho nhân vật và hoàn toàn theo lôgic của câu chuyện nhà văn kể. Những tình huống hành động đó của nhân vật đã thực sự hướng tới bước ngoặt cho nhân vật và cho cả câu chuyện. Đối với truyện ngắn Mẹ kế kết thúc ấy quá khắc khoải nhưng dường như đó thực sự là một lối thoát cho nhân vật, còn tình huống kết thúc cho truyện ngắn Lặng yên dưới vực sâu thì đó là một sự hợp lí nhất, dù buồn và đau khổ cho nhân vật. Người đọc không thiên vị cho Phống để mà nói rằng thương xót Phống bất hạnh, đó là cái giá mà Phống phải trả, nhưng đó cũng là một tình yêu chân thành và sâu sắc dù không được chấp nhận nhưng tình yêu ấy đã được chứng tỏ và đã được hy sinh.

Ngoài những tình huống kết thúc truyện mang tính bước ngoặt cho truyện thì Đỗ Bích Thúy cũng tạo nên những tình huống bất ngờ và thú vị trong các truyện ngắn của mình. Trong truyện ngắn Đàn bà đẹp nhân vật “Nàng” đẹp, đầy khao khát và tình huống được đưa vào câu chuyện đó là khi nàng gặp một người đàn ông phong độ khác hẳn với chồng nàng -“con tôm khô trong túi hút chân không”, nàng đã xao xuyến nhưng rồi nàng đã nhanh chóng trở về với hiện thực. Chi tiết người đàn ông đó quên điếu thuốc trên xe nàng và chồng nàng lấy nó để tra khảo nàng rồi để nàng hiểu rằng: “Cái điệp khúc này sẽ còn trở lại như nó đã từng. Nó có thể bào mòn nàng, có thể biến hóa nàng, collagen cũng sẽ chả giúp được gì cho nàng”[ 42, tr173]. Tức là cuộc đời nàng đã như vậy, đang là như vậy và nó cũng sẽ luôn là như vậy, chẳng có gì thay đổi. Vậy, rõ ràng tình huống nàng gặp một người đàn ông nàng khát khao kia sẽ chỉ càng thể hiện được rõ hơn bi kịch của cuộc đời nàng, đó là sự cô đơn, trống trải. Hơn hết nàng cần một trái tim đồng cảm biết yêu thương và biết sẻ chia chứ không phải một cái máy để

in ra tiền cho nàng đi làm đẹp, nàng đã đẹp thậm chí còn hơn một hoa hậu nhờ thẩm mĩ, nhờ tiền nhưng nàng vẫn bất hạnh vì hạnh phúc trong tầm tay mà sao nó quá xa vời và quá mong manh với nàng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng việc xây dựng thành công những tình huống truyện đặc sắc sẽ giúp cho nội dung trong các truyện ngắn của nhà văn Đỗ Bích Thúy độc đáo và hấp dẫn hơn với người đọc. Từ những tình huống dẫn tới sự giác ngộ nhận thức của nhân vật đến những tình huống khai thác những biến chuyển tâm lí để dẫn tới sự khám phá diễn biến tư tưởng, tình cảm của nhân vật, và cả những tình huống hướng tới hoạt động có tính bước ngoặt của nhân vật đều được Đỗ Bích Thúy khéo léo xây dựng trong các tác phẩm của mình, giúp người đọc hiểu rõ về số phận của các nhân vật , đồng thời hiểu sâu những chủ đề tư tưởng mà nhà văn muốn bộc lộ trong các truyện ngắn của mình.

Tiểu kết: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy có nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau. Dựa vào phương thức xây dựng nhân vật ta có kiểu nhân vật tính cách và có bốn loại hình nhân vật cụ thể như: nhân vật mang số phận bi kịch, nhân vật dũng cảm vượt lên hoàn cảnh số phận, nhân vật nhân hậu giàu lòng vị tha và nhân vật tha hóa. Ở loại hình nhân vật nào nhà văn cũng đi sâu vào khai thác với chiều sâu tư tưởng và giá trị nhân văn sâu sắc. Những con người mang vẻ đẹp tâm hồn đáng ngợi ca, đáng trân trọng, nhưng bên cạnh đó tác giả cũng lên án những con người tha hóa, biểu hiện của những mặt trái, những tiêu cực của xã hội. Cùng với nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, khi thì đi và miêu tả ngoại hình, khi thì phân tích tâm lí, khi thì sử dụng ngôn ngữ đa dạng , khi thì tạo nên những tình huống truyện giàu kịch tính, tất cả đã xây dựng được một hệ thống nhân vật đa dạng, nhiều ý nghĩa tư tưởng nhân văn trong truyện ngắn của nhà văn Đỗ Bích Thúy.

KẾT LUẬN

Từ sau năm 1975, với ưu thế đặc biệt về thể loại,truyện ngắn đã chiếm một vị trí hàng đầu trong văn xuôi Việt Nam. Số lượng người tham gia sáng tác truyện ngắn ngày càng đông đảo. Truyện ngắn thời kì này có nhiều sự vận động biến đổi trên nhiều phương diện: Chủ đề, tư tưởng, cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn … Trong đó cái nhìn nghệ thuật và thế giới nhân vật là những phương diện được các nhà văn quan tâm và chú ý.

Truyện ngắn là thể loại thành công trong sự nghiệp văn chương của Đỗ Bích Thúy. Là một nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo, Đỗ Bích Thúy đã tạo dựng cho mình một phong cách nghệ thuật riêng không thể nhầm lẫn với ai. Truyện ngắn của chị đã chuyển tải thành công những quan niệm nghệ thuật mới mẻ, táo bạo và cuốn hút người đọc.

Đỗ Bích Thúy là cây bút nữ để lại nhiều ấn tượng trong nền văn học Việt Nam đương đại. Chị luôn tỏ ra là một người có óc quan sát hiện thực cuộc sống một cách đa chiều và sâu sắc. Những tác phẩm của nhà văn đã phản ánh xã hội đương thời với nhiều góc cạnh khác nhau, rất sinh động và chân thật.

Cùng với những cây bút khác như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Bình Phương, Phạm Duy Nghĩa… Đỗ Bích Thúy bằng những tìm tòi mới mẻ, sáng tạo của mình, đã thực sự khiến người đọc phải suy ngẫm, trăn trở trước những vấn đề của thực tế cuộc sống hôm nay được nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Chị vẫn đang tiếp tục tìm kiếm và say mê sáng tạo trên con đường nghệ thuật nhiều gian nan, thử thách. Với những thành quả đã đạt được, Đỗ Bích Thúy đã góp phần không nhỏ vào sự vận động và phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại. Và, với thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, Đỗ Bích Thúy xứng đáng là nhà văn nữ xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

Đọc truyện ngắn của nhà văn Đỗ Bích Thúy, người đọc thấy được những quan niệm nghệ thuật độc đáo của chị về hiện thực và con người. Nhà văn đã giúp người đọc nhận thức về cuộc sống ở góc độ đa chiều nhằm hướng tới

những giá trị chân, thiện, mĩ đích thực của con người trong thời đại mới, đồng thời những sáng tạo văn chương của chị luôn tiến tới xây dựng một quan niệm nghệ thuật về con người toàn diện. Cái nhìn hiện thực giàu tính phân tích, giàu giá trị nhân văn; cái nhìn tinh tế nhạy cảm giàu chất thơ và cái nhìn sắc sảo trong lựa chọn chi tiết điển hình và sự liên tưởng so sánh bất ngờ thú vị, nhà văn đã đi vào khai thác những cảm xúc thực sự bên trong tâm hồn các nhân vật của mình và viết về họ với tình yêu thương cảm thông chân thành nhất. Vì thế các nhân vật của chị đều ám ảnh và day dứt người đọc một cách sâu sắc. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn cũng đa dạng, phong phú với những nhân vật mang số phận bi kịch; những nhân vật dũng cảm vượt lên số phận; những nhân vật giàu lòng vị tha và những nhân vật tha hóa. Với nghệ thuật miêu tả ngoại hình; nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo nhà văn đã bộc lộ được những quan niệm nghệ thuật trong sáng tác văn chương, đồng thời bày tỏ được tấm lòng nhân đạo của mình trước số phận của con người trong cuộc sống hiện đại với nhiều vấn đề đa sự.

Đỗ Bích Thúy sáng tác văn chương với giọng văn nhẹ nhàng, trữ tình, cốt truyện giản dị, nhưng luôn để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. Và phương diện cái nhìn nghệ thuật cùng thế giới nhân vật trong các truyện ngắn của nhà văn sẽ luôn là một khoảng rộng chứa đầy những điều thú vị mà ở đó người đọc thấy được bao giá trị nhân văn quý giá cho cuộc đời. Các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy thể hiện lòng cảm thông, sự chia sẻ, tình yêu thương con người sâu sắc. Vì thế những tác phẩm của chị luôn như những mạch nước ngầm mát lạnh chảy vào trong sâu thẳm tâm hồn người đọc. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã khẳng định: Đỗ Bích Thúy là một trong những nhà văn nữ xuất sắc nhất hiện nay, các tác phẩm của chị, nhà thơ tin rằng sẽ luôn chinh phục được người đọc, kể cả những người đọc khó tính nhất…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 2. Dương Thùy Chi, Nhà văn Đỗ Bích Thúy: Viết trên đôi cánh giấc mơ (Thể

tài phê bình).

3. Phạm Thùy Dương (2007), "Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng 1/2007.

4. Hữu Đạt (1999), Nhà văn, sự sáng tạo nghệ thuật, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 5. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam (1945-1975).

6. Phan Cự Đệ (1971), Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật, NXB Văn học, Hà Nội. 7. Trung Trung Đỉnh (2007), "Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy", Báo Văn

Nghệ số 5, tháng 2/2007.

8. Ngô Văn Giá (2013), Về truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy ,Thể tài phê bình. 9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ

Văn học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

10. Lê Bá Hân, Phương Lựu, Bùi Ngọc Trác, Nguyễn Lương Ngọc (1980), sở lí luận Văn học, Tập I, NXB ĐH & THCN, Hà Nội

11. Nguyễn Thị Hải Hà, Luận văn Thạc sĩ, Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa, Đại học Sư phạm I, Hà Nội.

12. Đỗ Kim Hồi (1997), Về vợ chồng A Phủ, Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội .

13. Nguyễn Thị Hường (2011), Luận văn Thạc sĩ, Hiện thực và co người miền núi trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy từ góc nhìn văn hóa.

14. Lê Minh Khuê (2004), Nhà văn Lê Minh Khuê tự sự về sự nghiệp văn chương,

NXB Văn học, Hà Nội.

15. Phong Lê (1976), Văn và người, NXB Văn học, Hà Nội. 16. Phương Lựu (2000), Lí luận Văn học, NXB GD, Hà Nội.

17. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào Thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB GD, Hà Nội.

18. Sương Nguyệt Minh (2006), Đi tìm cơn mưa hoa mận trắng”, Báo Văn nghệ Quân đội.

19. Dương Bình Nguyên, Đỗ Bích Thúy – sự mềm mại quyết liệt, Tiểu luận. 20. Lê Thành Nghị (2005), "Từ truyện ngắn của một người viết trẻ", Báo Văn

nghệ trẻ số 3/2005.

21. Nhiều tác giả (2000), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB ĐHQG, Hà Nội.

22. Nhiều tác giả (1999), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hoá.

23. Mai Thị Kim Oanh (2008), Đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái nhìn nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn đỗ bích thúy (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)