7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là trung tâm của mọi sự miêu tả nghệ thuật. Nhân vật trong văn học có thể là con người, con vật hay đồ vật. Nhân vật có thể có tên hoặc không có tên. Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản mà qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng.
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện rất sớm. Nó bắt nguồn từ cụm từ tiếng Pháp gốc Latinh “persona”. Từ này có nghĩa là cái “mặt nạ” để diễn viên đeo vào khi diễn trò. Về sau người Pháp đã mượn nó để chỉ nhân vật. Thuật ngữ
“nhân vật” là khái niệm được quan tâm nhiều trong nghiên cứu văn học. Theo giáo sư Trần Đình Sử thì: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. [27, tr24]. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết, có thể đó là một cái tên, hay những phẩm chất tính cách đặc trưng. Điều đó có nghĩa là nhân vật văn học không phải là những con người có thực trong đời sống, có thể họ được xây dựng từ nguyên mẫu thực trong cuộc sống nhưng qua bàn tay “nhào nặn” và sự sáng tạo của người cầm bút nó đã mang đầy tính ước lệ. Hiểu một cách đơn giản nhân vật văn học là trung tâm được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nó được thể hiện bằng phương tiện ngôn từ qua sự nhào nặn tái tạo của nhà văn.
Như vậy, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Nhân vật văn học rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là con người. Sự thể hiện nhân vật cũng ở những hình thức rất đa dạng. Dù nhân vật là
thế giới loài người hay loài vật nó đều có vai trò rất quan trọng trong sáng tác của nhà văn.