Những mất mát đớn đau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của bảo ninh (Trang 38 - 46)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Những mất mát đớn đau

Nỗi buồn chiến tranh (ban đầu có tên Thân phận tình yêu) là một tiểu

thuyết chiến tranh nghiệt ngã, tiểu thuyết tình yêu lãng mạn nhưng xót xa, đau đớn. Những mảnh kí ức âm thầm và dang dở, những giấc mơ hiện hữu hoặc tàn phai, trở thành niềm tự sự về nội tâm và khát vọng cá nhân, khát vọng sống và yêu nhưng không trọn vẹn. Đỗ Đức Hiểu nhận xét: Trong văn học Việt Nam mấy chục năm nay, có thể Thân phận tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết tình yêu xót thương nhất.

Nỗi buồn chiến tranh là câu chuyện viết về cuộc đời và tình yêu những

năm trong, sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của Kiên và Phương. Kiên, chàng học sinh trường Bưởi, Hà Nội, mang trong mình tình yêu đẹp đẽ, trong sáng

với cô bạn học lớn lên bên nhau tên Phương. Rời mái trường, Kiên tình nguyện gia nhập quân ngũ, “xếp bút nghiên theo việc đao cung” như biết bao thanh niên cùng thời theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày lên đường, vì Kiên bị lỡ chuyến tàu cùng đồng đội, Phương đã đưa tiễn Kiên một chặng đường dài. Trên tuyến tàu hàng ra tiền tuyến, vì bom, vì hỗn loạn, Phương bị cưỡng bức. Ở cái tuổi 17, Kiên không thể hiểu “cái thái độ điềm nhiên khinh

nhờn và thờ ơ lãnh đạm” của Phương sau sự cố đó. Anh đã bỏ rơi Phương đi

vào cuộc chiến. Trải qua mười năm chiến đấu khốc liệt, Kiên may mắn sống sót trở về. Tuy nhiên, vết thương trên thân thể và tâm hồn anh chẳng thể nào hàn gắn được. Anh không thể hòa nhập với cuộc sống hòa bình. Anh, “nhà văn cấp phường”, bắt tay vào viết tiểu thuyết, viết về chính cuộc chiến anh tham gia với đồng đội, viết về mối tình day dứt với Phương và cả những sự thật khủng khiếp ám ảnh suốt đời anh. Tuy vậy, người duy nhất quan tâm cuốn tiểu thuyết của Kiên chính là người đàn bà câm sống trên tầng gác áp mái. Đêm đêm, Kiên vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ “mảnh đời còn lại sau mười năm bị lửa đạn của chiến

tranh vằm xé lại bị móng vuốt của tình yêu xé nát”. Trở về, gặp Phương, Kiên

muốn cùng cô quay lại cái thời yêu nhau “bất chấp tất cả, bất chấp sự khác

nhau quá lớn giữa hai đứa”. Nhưng giờ Phương đã sống buông thả, đắm mình

trong những cuộc vui cho những người đàn ông khác. Chán chường, Kiên tự tay đốt cuốn tiểu thuyết đời mình. Anh ra đi. Mớ bản thảo như một cuộc sống hỗn loạn mà anh để lại được người đàn bà câm gom lại và cất giữ.

Nỗi buồn chiến tranh, các chủ đề chiến tranh, tình yêu và niềm đam mê

sáng tạo nghệ thuật đan cài vào nhau đớn đau, nhức nhối. Nói cách khác, thân phận tình yêu hòa quyện với nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn nghệ thuật tạo thành nỗi buồn nguyên khối - nỗi buồn thân phận.

Có thể thấy, ngoài dòng kí ức về chiến tranh với những ngày dài như tận thế, những ngày mưa sầu thảm ở chiến trường, Kiên vẫn hoài nhớ về những mối tình của đồng đội và chính mình. Ở Truông Gọi Hồn, nơi những đám hồng

ma nở rộ, đã có thời cất lên tiếng ma núi “Tiếng hú cất lên từ thung lũng bên kia núi nhưng dội sang tận bên này. Tiếng hú của loài ma núi, người ta bảo thế, nhưng Kiên thì Kiên biết ấy là tiếng gọi của tình yêu. (…) trung đội trinh sát “Nông trường 3” đã sống một thuở yêu đương say đắm lạ lùng. Một cuồng

si bí ẩn, đầy tội lỗi và có một không hai” [46, tr.28]. Mười ba chàng lính trinh

sát và ba cô gái “cuồng si bí ẩn, đầy tội lỗi”, dan díu, chung đụng trở thành nỗi ám ảnh đeo bám suốt đời Kiên. Bi kịch của tình yêu đầy tội lỗi, có một không hai ấy khiến người ta vừa kinh hãi, vừa xót thương, ngờ vực và lo sợ. Những người lính ấy còn quá trẻ. Họ không tiếc thanh xuân của mình nhưng có rất nhiều chàng trai mà có khi chết chưa từng được yêu:

Em ơi rất có thể

Anh chết giữa chiến trường Đôi môi tươi đạn xé

Chưa một lần được hôn

(Phùng Quán)

Kiên thấu hiểu tất cả “Anh không tức, chỉ buồn”. Đêm nào cũng vậy “anh nằm im lặng nghe ngóng đếm từng bước chân rón rén, để rốt cuộc được trút một hơi thở phào mừng rằng may thay cả bọn đã bình yên trở về. (…) Kiên biết đấy là tiếng lòng, người nam người nữ gọi truyền theo vách núi để tạm biệt

nhau và để hẹn ước” [46, tr.31]. Họ đi theo “tiếng gọi man sơ, hoang dã của

tuổi thanh xuân”, dù là sự sẻ chia những người đàn bà với nhau mà trở nên đáng thương, xót xa hơn bao giờ hết. Nó nặng nề bóp nghẹt trái tim Kiên. Vả chăng, chứng kiến bi kịch tình yêu nơi Truông Gọi Hồn, Kiên cũng thổn thức nhớ Phương da diết “chính anh, về đêm…khi ngủ…những giấc mơ đậm đặc cảm giác, nóng bỏng và ngọt lịm như mật ứa ra, trào lên lấp đầy cõi mộng mị. (…) người con gái của thành phố quê hương lại hiện lên và bước tới với anh trong bóng hình tiên nữ mờ ảo. Cả người gai lên, xương thịt chờn rợn, run rẩy, rung động trong nỗi khát khao thèm muốn được hưởng độ tột cùng cảm giác

xúc tiếp êm ái, choáng ngợp, đáng kinh hãi với cái hình hài yêu dấu, mong

manh, mềm mại như cánh hồng ấy.” [46, tr.32].

Trên hành trình tìm lại chính mình, miền kí ức của Kiên đưa người đọc đến với những mối tình đi qua đời anh. Có những mối tình dù chỉ ngắn ngủi, thoảng qua những vẫn khiến độc giả không khỏi nhói đau. Mối tình để lại trong lòng Kiên nhiều dư vị là mối tình gắn với kỉ niệm năm Kiên học lớp 10 với chị Hạnh, ở cùng chung cư. “Hạnh hơn tuổi Kiên, hơn chừng nào chẳng biết. Chỉ biết khi anh còn oắt con thì đám đàn ông trong phố đã nhiều tay bê bết cuộc

đời vì Hạnh” [46, tr.68]. Hạnh nhờ Kiên đào hầm trong phòng Hạnh, lần đầu

tiên trong đời Kiên chạm vào da thịt của đàn bà “Ngờ nghệch và rối loạn, run lên vì choáng sốc, Kiên chụp lấy Hạnh, choàng ôm, hung dại hôn lên cổ, lên vai” [46, tr.70]. Sau đó, anh tránh mặt Hạnh, tránh cả nỗi niềm đam mê đang thôi thúc. Một thời gian sau, Kiên nhập ngũ, Hạnh vào Thanh niên xung phong.

“Ngày Kiên trở về, buồng chị đã có người khác ở. Chiếc hố sâu đào ngày nọ chẳng còn mảy may dấu vết trên nền gạch hoa. Bỗng dưng một nỗi buồn làm Kiên chìm ngập vào trong thời thơ ấu.” “mãi mãi trong lòng Kiên lưu giữ thầm lặng một tình cảm biết ơn đầy tha thiết và ngậm ngùi đối với chị. Mãi mãi ấy là

niềm nuối tiếc và là một nỗi đau mất mát lớn.” [46, tr.72].

Ở Kiên, song song với nỗi buồn chiến tranh là nỗi đau về tình yêu. “Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát. Nghĩa là buồn, là nhớ, là niềm đau êm dịu, có thể làm cho người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ, (…) khi dừng mắt lại thì không còn là nỗi buồn nữa mà là sự xé đau trong lòng, và nhất là đừng có nhớ chạm tới những

cái chết.” 42, tr.101]. Anh vẫn nhớ Đồi Mơ, có lẽ không chỉ nhớ đến mẹ Lành,

mà là day dứt “một nỗi buồn đơn giản, xót xa, choáng ngợp”, là “lời ước hẹn buồn bã và vô vọng ngày nào” của Lan: “bỗng dưng một ngày nào anh gặp cảnh ngộ không may, thấy đã hết ngả để đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn một nơi, cũng còn một người…Đồi Mơ đây là nơi anh đã lên đường

chiến đấu lập nghiệp, mai sau nếu anh muốn cũng sẽ là một nơi, một chốn anh

về” “Em sẽ nhớ anh mãi. Còn anh đừng quên hẳn em nhé” [46, tr. 59]. Kiên

hoàn toàn có thể đến với Lan, về với Đồi Mơ khi chiến tranh kết thúc, khi đã mất Phương nhưng anh đã không trở lại. Nơi ấy mãi mãi là kí ức anh không thể quên, là dấu ấn về một thân phận tình yêu. Anh cũng chẳng thể xóa đi “kỉ niệm

bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” về Hòa. Hòa đã hi sinh cả mạng sống

của mình bảo vệ anh. Kiên dằn vặt, đau đớn, hổ thẹn ân hận vì mình đã quá hèn. Sau này, có dịp trở lại vùng hồ Cá Sấu, Kiên vẫn có cảm giác “lưu giữ một

điều gì đấy thầm lặng, mơ hồ, phảng phất đâu đây.” [46, tr.229].

Có lẽ Hạnh, Lan, Hòa, người đàn bà câm chỉ là những mảnh sắc đẹp, những mảnh tâm hồn của Phương, người con gái mà suốt đời Kiên dù cố gắng bao nhiêu cũng không thể nào quên. Chuyện tình giữa Kiên và Phương là chủ đạo và xuyên suốt tác phẩm, đầy nồng nhiệt nhưng cũng đầy đớn đau. Phải chăng yêu sâu đậm bao nhiêu thì đớn đau bấy nhiêu? Phương theo chân Kiên lên chuyến tàu ra chiến trường. Song từ đây, chiến tranh đã đẩy Kiên - Phương rơi vào tình cảnh hiểu lầm, xa cách, đúng như dự cảm của Phương: “Em nhìn

thấy tương lai. Đấy là sự đổ nát. Sự thiêu hủy.” [46, tr.150] “Anh muốn hiến

đời mình cho sự nghiệp gì đó, còn em thì quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ

hủy diệt nó trong cuộc loạn ly này.” [46, tr.153]. Chuyến tàu định mệnh ấy đã

khiến Kiên và Phương “đi nốt với nhau những cây số cuối cùng của mối tình đầu”, đồng thời cũng cập bến một cuộc chiến tranh tàn khốc đúng nghĩa nhất. Chuyến tàu đó như nhát dao chí mạng cắt đôi vầng trăng tình yêu của họ thành hai nửa không bao giờ hàn gắn lại được và đẩy họ về hai phía xa nhau. Ở cái tuổi mười bảy, Kiên chưa đủ cảm nhận những đau đớn cả thể xác và tinh thần mà Phương đang chịu đựng, cũng không đủ tự chủ và càng không đủ minh mẫn để suy xét những lời châm chọc. Kiên bỏ rơi Phương giữa nơi Phương bị vùi dập. Phương từ một cô gái trong trắng trở thành một người phụ nữ phóng đãng, buông thả, bất cần. Kiên từ một chàng trai đầy lí tưởng, khát vọng rơi vào đau

đớn, hoang mang trước bão táp chiến tranh. Kiên mất Phương mãi mãi chính trong lần đầu hai người bị bật ra khỏi nhau trên chuyến tàu ấy chứ không phải đến tận cuộc chia li sau hòa bình. “Một cái gì đã mất đi, một cái gì đã thay đổi

giữa hai đứa, rõ ràng và trầm trọng mà không thể nói thành lời.” [46, tr.262].

Ngày chiến thắng trở về, những tưởng từ đây hạnh phúc sẽ đến với anh. Nhưng không, ngay “đêm đầu tiên của cuộc đời mới sau chiến tranh, lòng dạ anh đau nhói, chua xót, không thể rên lên”. “Cuộc chiến tranh thần thánh rốt cuộc đã bù đắp những mất mát anh phải chịu bằng một thứ đời sống như ngày

hôm nay đây. Sau cuộc chiến tranh ấy chẳng còn gì nữa trong đời anh.” [46,

tr.88]. Kiên chỉ có cảm giác “đang bị mắc kẹt lại trên cõi đời này”. Gặp lại Phương, biết bao cảm xúc dồn nén của mười năm nhớ nhung cứ tưởng vỡ òa hạnh phúc, vậy mà xót xa, day dứt, dự cảm mong manh đến nhường nào.

“Mười năm ấy một cái hôn dài. Cái hôn bất tuyệt thấu vào tim, mà mãi mãi mỗi người trong họ phải nhớ bởi chưa bao giờ và sẽ không cả hai còn được hưởng một cái gì tột đỉnh cuộc đời đến như thế nữa.”,“ngay lúc đó, anh đã cảm thấy những xung đột rối ren giữa niềm hạnh phúc vô bờ với sự hoang

mang bấn loạn từ tấm thân yêu kiều trong vòng tay mình” [46, tr.87]. Chiến

tranh là một hiện thực quá phũ phàng đối với những người như Kiên và Phương. Để rồi từ đây, cả Kiên và Phương, mỗi người bị đẩy vào tấn bi kịch dai dẳng, day dứt, thương tâm, “bị móng vuốt của tình yêu xéo nát”, “làm đổ bể tâm hồn nhau”. Cả hai đều yêu, vẫn sống cạnh nhau nhưng có một bức tường vô hình đã ngăn họ đến với nhau. Kiên lạc đắm trong men say, dầm mình trong rượu, tự cầu xin lòng mình hãy lặng yên đi cho nhưng “trong tâm trí anh vẫn không ngừng nhói đau những hồi tưởng tan nát về thời gian sống cùng nhau

sau chiến tranh của anh và Phương” [46, tr.89]. Đối với Kiên, “chiến tranh

chẳng những mãi mãi đè nặng, mãi mãi ám ảnh mà về thực chất nó còn là nguyên nhân của mọi khúc đoạn và nông nổi của đời anh, kể cả hạnh phúc, kể

gắng quên Phương, đã cố hết sức. Chỉ dở là không tài nào quên nổi và dở nhất

là vẫn cứ âm thầm mong ngóng” [46, tr.75]. “Phương vẫn là toàn bộ cuộc

sống tinh thần” của anh. “Tất cả những nhân vật nữ mà anh mê say trong sáng

tác của mình rút cuộc vẫn chỉ là những giấc mơ về Phương” [46, tr.185]. Yêu

nhau và không thể đến với nhau là bi kịch tình yêu xót xa, tội nghiệp nhất. Chưa bao giờ chúng ta có thể nghĩ rằng thân phận của tình yêu lại có thể buồn đến thế. Với Bảo Ninh, nỗi buồn của tình yêu giống như nỗi buồn của chiến tranh. Nó đau âm ỉ và nếu ta dừng lại ở một trường đoạn nào đấy, nỗi đau sẽ nhói lên khiến con người thấy mình tan vỡ. Kiên đau đớn nhận ra rằng có lẽ mình đã đánh mất khả năng yêu. Những thương tổn khiến Kiên không bao giờ có thể yêu thêm lần nữa.

So với Kiên, sự biến dạng trong tâm hồn Phương còn khủng khiếp hơn, đáng sợ hơn. Cô nữ sinh trường Bưởi hồn nhiên, ngây thơ, tràn đầy năng lượng yêu thương, yêu đời ngày ấy giờ trở thành người phụ nữ buông mình trong hoan lạc, sống trong thân phận ê chề của kĩ nữ, thành thứ đồ chơi mua vui cho đàn ông và ban phát tình yêu cho họ. Một con người ham sống, sống rất quyết liệt bây giờ chán nản tất cả “hoàn toàn chẳng còn thiết gì nữa, tuyệt đối buông

thả, tuyệt đối không còn biết sợ là gì nữa” [46, tr.269]. Một con người luôn

sống hết mình cho tình yêu, dám đưa người yêu mình đến cùng trời cuối đất, đến tận “cửa chiến tranh” mà giờ đây có một cái gì đó đã rã rời, tan nát không phải chỉ trong bước đường đời của Phương mà còn trong tâm hồn Phương, trong thế giới tinh thần của Phương. Nàng, đúng như lời cha Kiên nói “Sắc đẹp

của cháu không bình thường. Vẻ đẹp lạc thời và lạc loài” [46, tr.145], đúng

như mẹ nàng than thở: hoàn mĩ nhưng mong manh vô cùng, tâm hồn trong trắng “sẽ bị trường đời vò nát”, “cái thiên bẩm trong trắng về hoàn thiện tuyệt

mỹ sẽ trở thành tai hại một cách không thể tưởng tượng được” [46, tr.242]. Vẻ

đẹp đầy nhục cảm của nàng khiến người ta liên tưởng tới Kiều - “Tài tình chi

cướp mất trinh trắng (kẻ cưỡng bức không phải là địch mà là người của mình), phải phơi bày tất cả sự nhục nhã, tả tơi, rách nát ngay trước mắt người yêu, để rồi bị chính người mình yêu bỏ rơi ngay tại nơi mình gục ngã. Còn gì đớn đau hơn khi sau mười năm gặp lại người yêu thời hậu chiến, người phụ nữ ấy phải thốt lên những lời đau tận cốt tủy, nghẹn ngào: “Anh không biết được tất cả mọi điều đâu. Những điều mà một người đàn bà như em phải trải qua. Em đang phải trả giá cho những việc em làm. Em đã hư hỏng. Đôi khi em thấy mình như con vật”. “Kiên ơi! Rồi đây em sẽ sống ra sao, xử sự thế nào cũng không tự biết được”. “Em không yêu ai ngoài anh cả… Còn anh, anh còn yêu, còn yêu nổi em không?” “Chỉ có cách xa nhau. Mãi mãi là cách duy nhất”. “Kiên ơi. Em đi. Vĩnh biệt. Và điều đó tốt cho anh. Tốt cho em. Chỉ xin anh một

điều là hãy quên” [46, tr.163 - 165]. Phương tự hủy diệt chính mình, hủy diệt

để tồn tại như một thực thể.

Có lẽ Kiên và Phương không thuộc về thời đại mà họ đang sống, bởi vì tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của bảo ninh (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)