Lý thuyết Too-big-to-fail

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại (Trang 27 - 28)

Too-big-to-fail (quá lớn để sụp đổ) là thuật ngữ quốc tế ra đời kể từ năm 1984, sau trường hợp Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) cứu trợ cho Continental Illinois. Thuật ngữ này ám chỉ các tổ chức, thể chế tài chính – ngân hàng, doanh nghiệp có quy mô, ảnh hưởng rất lớn trong mỗi nền kinh tế, buộc các chính phủ phải tăng cường hỗ trợ họ khỏi sụp đổ khi có bất cứ bất ổn tài chính nào xảy ra, nhằm tránh những hệ lụy đối với nền kinh tế. Với lý lẽ này, áp dụng trong hệ thống ngân hàng thì các ngân hàng lớn có vai trò đặc biệt trong việc dẫn dắt hệ thống tài chính – kinh tế sẽ được Chính Phủ bảo hộ và giúp đỡ vượt qua khó khăn.

Đối với hệ thống NHTM Việt Nam hiện tại, có vẻ như bất cứ NHTM nào cũng có thể xem là “Too-big-to-fail”, vì sự sụp đổ của một ngân hàng không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng khác, mà còn ảnh hưởng tới tâm lý thị trường, người gửi tiền sẽ mất lòng tin vào hệ thống dẫn đến sự mất thanh khoản nghiêm trọng của toàn hệ thống. Do đó, tới thời điểm hiện tại, chưa có một ngân hàng nào dù là quy mô nhỏ so với toàn hệ thống bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.

Tuy nhiên việc bảo hộ của Chính Phủ có thể dẫn đến sự chủ quan của hệ thống các nhà quản lý sẽ mở rộng các hoạt động kinh doanh, chấp nhận rủi ro cao hơn để đạt lợi nhuận cao hơn,…..Những điều này gây ra mối nguy hiểm không thể lường trước và không thể lượng hóa, đặc biệt là khi ngân hàng không còn nhận được sự bảo hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)