Tác động của biến GDP đến chỉ số Z

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại (Trang 86)

Hệ số của biến GDPt mang dấu (-), tác động ngược chiều (-165.3929) đến Zit và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy biến GDPt có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro mất khả năng thanh toán, khi tỷ số tăng trưởng GDP tăng 1 đơn vị thì rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng tăng 165.3929 đơn vị. Kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng cũng như các nghiên cứu trước đây của Salked (2011) và Phan Thị Nhi Khánh (2016). Trong điều kiện nền kinh tế phát triển sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hiệu quả hơn đồng thời người đi vay cũng tăng lên, ngân hàng sẽ tập trung vốn để đầu tư và cho vay ngược lại trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, đầu tư không hiệu quả và số lượng người đi vay giảm thay vào đó người dân dùng tiền để gửi ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản hồi phục kéo theo hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển, việc cho vay ra của các NHTM nhiều hơn, từ đó rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất tăng cao hơn trong thời kỳ này. Vì thế ta có thể kết luận được rằng khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán ngày càng gia tăng.

Biểu đồ 4.5: Z-score trung bình và GDP trung bình các NHTM Việt Nam qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm có xu hướng tăng, và biến động không nhiều qua các năm. Biểu đồ 4.5 cho thấy sự biến động ngược chiều của GDP với chỉ số Z, tức biến động cùng chiều với rủi ro. Như vậy ta sẽ chấp nhận giả thuyết H10.

Kết luận chương 4

Thông qua kết quả nghiên cứu định lượng mô hình với mẫu quan sát là 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 thông qua các kiểm định phù hợp, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam, bao gồm các yếu tố CAP, SIZE, LLR, LDR, STATEOWN và GDP trong đó các yếu tố CAP, SIZE, LLR, LDR và STATEOWN tác động ngược chiều và GDP tác động cùng chiều tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra các kiến nghị trong chương tiếp theo.

0.06038 0.0604 0.06042 0.06044 0.06046 0.06048 0.0605 25.65 25.7 25.75 25.8 25.85 25.9 25.95 26 26.05 26.1 26.15 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 z gdp

CHƯƠNG 5. HÀM Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong bài nghiên cứu này, mục tiêu là tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xem xét các yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM Việt Nam. Với kỹ thuật phân tích hồi quy bảng và hướng tiếp cận lựa chọn mô hình phù hợp: mô hình Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM (Fixed effects model) và tác động ngẫu nhiên REM (Random effects model). Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó, tác giả đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro mất khả năng thanh toán tại 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra từ ban đầu là những yếu tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM Việt Nam. Từ kết quả thu được tại phần định lượng mô hình chứng minh có 2 nhóm yếu tố tác động đến rủi ro của NHTM. Các yếu tố tác động ngược chiều với rủi ro như: CAP (Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), SIZE (Quy mô ngân hàng), LLR (Tỷ số DPRR tín dụng trên tổng dư nợ cho vay), LDR (Tỷ số tổng dư nợ cho vay trên tổng huy động) và STATEOWN (Cấu trúc sở hữu), yếu tố tác động cùng chiều với rủi ro là GDP (Tốc độ tăng trưởng kinh tế), ngoài ra còn có một số yếu tố không có ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng là ROA (Tỷ suất sinh lợi tài sản), LG (Tăng trưởng tín dụng), DEPO (Tỷ số tổng tiền gửi trên tổng tài sản), NIR (Tỷ số thu nhập lãi thuần) và INF (Tỷ lệ lạm phát) trong mẫu nghiên cứu, qua đó các giả thuyết H1, H2, H6, H8, H9 và H10 được chấp nhận. Từ đó tác giả đưa ra một số hàm ý từ kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất: Chúng ta có thể cải thiện mức độ an toàn vốn thông qua việc nâng cao

biến số CAP bằng cách tăng quy mô VCSH hoặc giảm tổng tài sản hoặc thực hiện cả hai sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro, điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết và với thực tế. Trong tất cả các nguồn vốn thì VCSH là nguồn có thể được sử dụng linh hoạt nhất và ngân hàng có tính tự chủ cao nhất, các NHTM cổ phần với uy tín và thương hiệu tốt trên thị trường cùng với nguồn VCSH tốt sẽ tạo được niềm tin từ phía khách hàng, từ đó có thể giảm chi phí huy động, tạo nguồn cung thanh khoản tốt từ thị trường liên ngân hàng hoặc các nghiệp vụ với NHNN trên thị trường mở. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết và với thực tế.

mô ngân hàng cần được quản lý tốt hơn, để tận dụng được yếu tố quy mô, quy mô tổng tài sản càng tăng sẽ gia tăng năng lực tài chính của NHTM, từ đó giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết và với thực tế.

Thứ ba: Chất lượng tài sản có thể hiện qua biến LLR – DPRR tín dụng trên tổng dư

nợ cho vay. Khi gia tăng dự phòng ngân hàng sẽ có nhiều nguồn lực hơn để ứng phó khi rủi ro xảy ra, điều này sẽ tạo cho ngân hàng một tấm khiên bảo vệ vững chắc đảm bảo cho sự hoạt động an toàn, hiệu quả của ngân hàng, góp phần hạn chế thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu. Vì vậy khi ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng sẽ góp phần hạn chế những tổn thất có thể gặp phải từ đó giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán có thể xảy ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết và với thực tế.

Thứ tư: Khả năng thanh khoản được thể hiện qua biến LDR – Tổng dư nợ cho vay

trên tổng huy động, tỷ số này tăng sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho NHTM, giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn, khi NHTM chưa khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết và với thực tế.

Thứ năm: Cấu trúc sở hữu ngân hàng được thể hiện qua biến STATEOWN, các ngân

hàng có vốn cổ phần nhà nước sẽ có nhiều lợi thế về quy mô, điểm tựa tài chính lớn hơn nhằm hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết và với thực tế.

Thứ sáu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có ảnh huỏng đến rủi ro mất khả năng

thanh toán của NHTM, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động làm tăng rủi ro cho các ngân hàng, nguyên nhân trong điều kiện nền kinh tế phát triển sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hiệu quả hơn đồng thời người đi vay cũng tăng lên, ngân hàng sẽ tập trung vốn để đầu tư và cho vay điều này đồng thời cũng dẫn đến việc gia tăng rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết và với thực tế.

5.2 Kiến nghị các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới

5.2.1 Gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản và rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM, tức là khi gia tăng quy mô VCSH hoặc giảm tổng tài sản hoặc cả hai sẽ càng giảm thiểu được rủi ro mất khả năng thanh

toán của NHTM. VCSH trong đó bao gồm vốn điều lệ, là cơ sở và cũng là điều kiện để một NHTM xác định quy mô hoạt động của mình. Dù chếm tỷ trọng nhỏ, thậm chí rất nhỏ trong Tổng tài sản của ngân hàng, nhưng VCSH được ví như “tấm đệm“ chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền/ký thác và các quỹ bảo hiểm tiền gửi. VCSH cũng góp phần quyết định tới hệ số an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng, nhất là khi thời gian áp dụng Basel II (đầu năm 2020) đang cận kề. Những ngân hàng nào thực hiện trước thời hạn các quy định về CAR sẽ được NHNN ưu tiên tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 do đó áp lực tăng vốn hiện đang đè nặng lên vai các NHTM

Tính đến cuối năm 2018, tổng VCSH của 25 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đã tăng 18,24% so với cuối năm 2017, trong đó riêng 10 ngân hàng có VCSH nhiều nhất chiếm 76,23% tổng VCSH của 25 ngân hàng, các năm vừa qua về tốc độ tăng trưởng VCSH phải kể đến Techcombank và VPBank là 2 cái tên luôn giữ mức tăng VCSH cao nhất của khối NHTM cổ phần, đối với nhóm NHTM nhà nước dường như chậm chân hơn so với các NHTM cổ phần trong việc thực hiện tăng vốn, trong số 8 NHTM được NHNN công nhận đạt chuẩn Basel II, chỉ có duy nhất 1 đại diện của NHTM nhà nước là Vietcombank. Để thực hiện gia tăng VCSH thì các phương án mà các NHTM có thể thực hiện là: giữ lại lợi nhuận, chia cổ tức bằng cổ phiếu, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, phát hành trái phiếu, chẳng hạn như việc BIDV bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược KEB Hana Bank của Hàn Quốc được đánh giá là hiệu quả và hợp lý.

5.2.2 Gia tăng quy mô NHTM

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô ngân hàng và rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Đến hết năm 2018, tổng tài sản có của toàn hệ thống ngân hàng đã đạt 11,06 triệu tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng 11 và tăng 10,62% so với mức đạt được vào hồi cuối năm 2017. Quy mô vốn điều lệ và vốn tự có của các NHTM nhà nước tính đến cuối năm 2018 thấp hơn nhiều so với nhóm NHTM cổ phần nhưng quy mô tổng tài sản lại cao hơn, điều này khiến cho tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của nhóm NHTM nhà nước chỉ ở mức 9,52% vào cuối năm 2018, thấp hơn nhiều so với mức 11,24% của nhóm NHTM tư nhân, khó khăn trong việc tăng vốn sẽ gây khó khăn cho các NHTM trong việc gia tăng tổng tài sản trong khi khoản mục tín dụng lại thường chiếm khoản 70% trong tổng tài sản, hoạt động tín dụng mang lại thu thập lớn nhất.

Để tăng được tổng tài sản, điều quan trọng là gia tăng nguồn vốn từ vốn huy động và gia tăng vốn tự có. Các biện pháp có thể thực hiện là tiếp tục hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng, tập trung vào các ngân hàng lớn mạnh và hoạt động thật sự hiệu quả tương thích với kích cỡ và nhu cầu của nền kinh tế. Các NHTM cần có lộ trình phù hợp cho quá trình mở rộng quy mô của mình, xác định cơ cấu tài sản phù hợp, kiểm soát thận trọng trong việc sử dụng đòn bẫy, đảm bảo các rủi ro gia tăng do việc mở rộng quy mô nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

5.2.3 Đưa ra mức trích lập DPRR tín dụng phù hợp

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa mức trích lập DPRR tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Ở góc độ quản trị rủi ro, để nâng cao sự lành mạnh và an toàn trong hoạt động, ngân hàng phải chủ động trích lập DPRR đầy đủ, trung thực, tránh chạy theo lợi nhuận ảo và không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe ngân hàng. Việc trích lập dự phòng cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm.

Trong 06 tháng đầu năm 2019, mặc dù là những ngân hàng có quy mô lớn nhất toàn hệ thống với bề dày thương hiệu lâu đời, nhưng BIDV và VietinBank cũng đã phải thực hiện trích lập dự phòng lần lượt là 10.710 và 7.477 tỷ đồng, lần lượt chiếm 69% và 58% số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, số trích lập dự phòng tại 2 ngân hàng này cũng là mức cao nhất trong hệ thống. Hiện BIDV và VietinBank cũng đang là 2 ngân hàng có nợ xấu (chưa kể nợ xấu ở VCMC) lớn nhất trong hệ thống, lần lượt là hơn 21.000 tỷ và 13.000 tỷ đồng. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, các NHTM cần phải thực hiện đưa ra mức trích lập DPRR tín dụng phù hợp đối với các khoản nợ xấu, đồng thời hướng đến mục tiêu tăng trưởng ổn định lợi nhuận qua các năm.

5.2.4 Điều hòa thanh khoản

Tỷ số dư nợ cho vay trên tổng huy động là một trong những tỷ số thanh khoản được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trong hoạt động quản lý và giám sát ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng, đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống. Các ngân hàng nên đẩy mạnh việc quản lý thanh khoản theo các quy định hiện tại của NHNN, và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế thông qua việc kiểm soát và khai thác các nguồn cung cầu vốn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh

của ngân hàng.

Về cơ bản thanh khoản của hệ thống các NHTM trong giai đoạn 2008-2017 được đảm bảo an toàn, tình trạng khủng hoảng thanh khoản diện rộng không xảy ra. Các ngân hàng nên duy trì ở mức độ tương đối các loại tài sản có tính thanh khoản cao (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và các định chế tài chính khác, trái phiếu chính phủ,...), việc duy trì tài sản thanh khoản cao có thể hạn chế khả năng sinh lời của ngân hàng tuy nhiên nếu chỉ số này quá thấp lại đặt ngân hàng vào tình trạng rủi ro thanh khoản.

5.2.5 Tăng cường vai trò của các NHTM có vốn nhà nước

Hiện nay các NHTM cổ phần có vốn sở hữu nhà nước trên 50% (BIDV, VietinBank và Vietcombank) không chỉ thể hiện được các lợi thế của mình trong hiệu quả kinh doanh, mạng lưới, quy mô vốn, lợi nhuận. Các ngân hàng này không chỉ thực hiện chức năng của mình trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh mà còn là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế. Hoạt động hiệu quả của các ngân hàng này góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu, là động lực đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong các năm vừa qua.

5.2.6 Tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng GDP

Biến tăng trưởng kinh tế GDP trong mô hình tác động làm gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM, nghĩa là trong nền kinh tế tăng trưởng quá nóng thì rủi ro của NHTM càng tăng. Do đó, ngân hàng cần phải cập nhật, dự đoán được tình hình tăng trưởng kinh tế trong tương lai để điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng cho phù hợp.

Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, các NHTM nên có biện pháp, định hướng, kiểm soát tăng trưởng tín dụng cũng như linh hoạt, điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nhằm hạn chế việc tăng trưởng quá nóng vượt quá nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế đồng thời tiếp tục cải thiện và nâng cao năng lực quản trị, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khả năng phán đoán rủi ro thị trường, quản trị rủi ro lãi suất trước ảnh hưởng của lạm phát giúp ngân hàng dự đoán những khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)