a) CAP – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản: Đây là biến độc lập được tác
giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình vì nó là một trong những yếu tố cấu thành nên chỉ số Z-Score. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trên tổng tài sản thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng.Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Athanasoglou (2006) cho rằng VCSH là nguồn vốn riêng của ngân hàng sẵn có để hỗ trợ hoạt động kinh doanh vì thế vốn ngân hàng có thể được so
sánh như tấm khiêng an toàn trong trường hợp xấu nhất, ngân hàng càng có nhiều vốn thì càng có nhiều khả năng chống lại các cú sốc và rủi ro trong quá trình hoạt động. Deger Alper và Adem Anbar (2011) cho rằng hệ số VCSH trên tổng tài sản là một trong những hệ số cơ bản của sức mạnh vốn. Với một tỷ lệ cao hơn của VCSH thì sẽ cần ít hơn nguồn vốn bên ngoài, từ đó tăng lợi nhuận, bên cạnh đó VCSH cho thấy khả năng hấp thụ thua lỗ và giải quyết rủi ro. Các nghiên cứu của các tác giả Bunda (2003), Vodová (2011), Bonfim và Kim (2008), Aspach và cộng sự (2005), Repullo (2003), Dewatripont và Tirole (1993), Gorton và Huang (2004), Thakor (1996), Indriani (2004), Berger (1997)và Agusman et al (2008) , Saibal Ghosh (2014) đều cho thấy kết quả không giống nhau về tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản và rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ có mối tương quan âm với rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng.
Giả thuyết H1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với
rủi ro mất khả năng thanh toán (tức cùng chiều với Z).
b) SIZE – Quy mô: được tính bằng Logarithm của tổng tài sản. Quy mô của ngân
hàng có mối tương quan âm với khả năng thanh toán của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh toán càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh toán Theo nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho rằng quy mô ngân hàng cho thấy khả năng của ngân hàng để giành chiến thắng trong việc kiểm soát rủi ro mất khả năng thanh toán. Các ngân hàng lớn có thể làm đa dạng hóa các hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro của ngân hàng, các ngân hàng càng lớn thì sẽ có năng lực quản lý và hiệu quả càng cao. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan dương chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó có rủi ro mất khả năng thanh toán. Các ngân hàng lớn có xu hướng rủi ro hơn do vấn đề rủi ro đạo đức (Uhde và Heimeshoff, 2009, De Jonghe, 2010) do ngân hàng lớn hơn có thể được cuốn hút vào việc chấp nhận rủi ro, giảm kỷ luật thị trường và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, bởi vì các ngân hàng đó biết sẽ được giải cứu theo nguyên lý “Too Big To Fail”.
Giả thuyết H2: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với rủi ro mất khả năng
thanh toán (tức cùng chiều với Z).
c) ROA – Tỷ suất sinh lợi tài sản: Chỉ tiêu ROA sẽ cho biết cứ mỗi đồng tài sản
sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay nói cách khác là đánh giá hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản (Saibal Ghosh, 2014). Chỉ tiêu này đánh giá chức năng của VCSH đối với người gửi tiền trong trường hợp phá sản (Dao Thanh Binh và Akenbrand Thomas, 2015). Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng đánh giá hiệu quả của ngân hàng trong quản lý doanh thu và chi phí của nó, đồng thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng (Hali Êmre, 2012). Poghosyan & Cihak (2011) cho rằng các ngân hàng với thu nhập cao thì ít có khả năng trải qua rủi ro khánh kiệt trong năm sắp tới.
Giả thuyết H3: Tỷ suất sinh lợi tài sản có tác động ngược chiều với rủi ro mất khả
năng thanh toán (tức cùng chiều với Z).
d) LG - Tăng trưởng tín dụng: Foos và cộng sự (2010) cho rằng tăng trưởng tín
dụng là đại diện quan trọng cho nguồn gốc rủi ro của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng trong quá khứ là nguyên nhân của rủi ro tổn thất tín dụng trong tương lai, đồng thời tăng trưởng tín dụng cao làm giảm tỷ lệ vốn và dẫn đến giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, tăng rủi ro hệ thống và xấu đi tính lành mạnh của ngân hàng (Igan và Pinheiro, 2011). Kohler (2012) cho rằng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng là một yếu tố quyết định quan trọng của rủi ro trong ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao bất thường thì có mức rủi ro cao hơn.
Giả thuyết H4: Tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với rủi ro mất khả
năng thanh toán (tức ngược chiều với Z).
e) DEPO – Tổng tiền gửi/Tổng tài sản: DEPO được đo lường bằng tổng tiền gửi
chia cho tổng tài sản. Trong đó, tổng tiền gửi bao gồm tiền gửi khách hàng và tiền huy động được từ các TCTD khác hay trên thị trường tài chính. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tiền gửi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản, thông thường các khoản tiền gửi được sử dụng để tài trợ cho hoạt động tín dụng. Vì vậy, lúc ngân hàng gặp khó khăn về thanh toán sẽ rất khó huy động được những nguồn vốn rẻ, làm cho khả năng thanh toán giảm. Các nghiên cứu trước của nhiều tác giả như Aspachs và cộng sự (2005); Bonfim và Kim (2008), Indriani (2004), Golin
(2001) đều cho thấy mối tương quan âm giữa DEPO với rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cũng cho thấy có mối tương quan âm giữa DEPO với rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng, sự gia tăng của tiền gửi có tác dụng tích cực đối với khả năng thanh toán của ngân hàng. Đối với biến này tác giả cũng kỳ vọng sẽ tìm ra mối tương quan âm giữa chỉ số này và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Giả thuyết H5: Tổng tiền gửi/Tổng tài sản có tác động ngược chiều với rủi ro mất
khả năng thanh toán (tức cùng chiều với Z).
f) LLR - Tỷ lệ dự phòng nợ xấu: Theo nghiên cứu của Whalen và Thomson (1988)
chỉ ra tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đồng biến với rủi ro, nợ xấu càng tăng thì dự phòng càng tăng. Cole và White (2011) cho rằng dự phòng rủi ro có tương quan nghịch với nguy cơ đổ vỡ ngân hàng trong những cuộc khủng hoảng gần đây. Còn theo kết quả của Halling (2006), tỷ lệ dự phòng nợ xấu của năm trước nghịch biến với rủi ro với lý giải: tại những ngân hàng có điều kiện tài chính tốt thường chủ động tăng dự phòng nợ xấu cho những năm tiếp theo, từ đó giảm thiểu được rủi ro tín dụng, còn những ngân hàng đang gặp khó khăn tài chính sẽ giảm dự phòng đến mức thấp nhất từ đó làm cho ngân hàng gặp rủi ro cao hơn. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả kỳ vọng biến LLR sẽ có mối quan hệ thuận chiều với Z-Score.
Giả thuyết H6: Tỷ lệ dự phòng nợ xấu có tác động ngược chiều với rủi ro mất khả
năng thanh toán (tức cùng chiều với Z).
g) NIR – Tỷ số thu nhập lãi thuần: NIRit = Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản bình
quân của ngân hàng (i) vào năm (t). Dùng để thể hiện tác động của rủi ro lãi suất đến khả năng mất khả năng thanh toán của ngân hàng vì nguồn thu nhập từ lãi thường là nguồn thu nhập chính của các NHTM Việt Nam hiện nay. Tỷ lệ này tăng do thu nhập lãi thuần tăng (do kiểm soát cơ cấu tài sản – nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất hiệu quả) hoặc do tổng tài sản giảm (liên quan đến việc giảm đầu tư, cho vay đối với các khoản mạo hiểm) hay do cả hai đều có thể giảm rủi ro cho ngân hàng. Tỷ lệ này giảm, cho thấy ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro khi thu nhập lãi thuần giảm hoặc do đầu tư và cho vay vào các khoản mạo hiểm. Angbazo (1997), Lepetit và cộng sự (2008) cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao hơn nếu tăng rủi ro tín dụng. Theo Logan (2001) và Halling (2006) thì
tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản đồng biến với rủi ro của ngân hàng.
Giả thuyết H7: Tỷ số thu nhập lãi thuần có tác động cùng chiều với rủi ro mất khả
năng thanh toán (tức ngược chiều với Z).
h) LDR – Tỷ số tổng dư nợ cho vay trên huy động: Trong hệ thống NHTM hiện
nay, chỉ số trực quan nhất về thanh khoản là tỷ số tổng dư nợ cho vay trên huy động. Một tỷ lệ cao hơn cho thấy tính thanh khoản thấp nghĩa là ngân hàng đang đối mặt với rủi ro là do khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng giảm. Ngược lại một tỷ lệ thấp lại cho thấy hoạt động ngân hàng chưa hiệu quả vì không tận dụng được hết các nguồn vốn huy động. Theo nghiên cứu của Montgomery (2004), giữa tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản (TLA) và tỉ lệ dư nợ cho vay/ tổng tiền gửi (LDR) thì tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tiền gửi có quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản cho cả Nhật Bản và Indonesia. Với lý giải rằng khi ngân hàng gặp khó khăn thì ngân hàng thường tập trung tăng trưởng tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận và có khuynh hướng cho vay những đối tượng có rủi ro cao hơn với lãi suất cho vay cao hơn.
Giả thuyết H8: Tỷ số tổng dư nợ cho vay trên huy động có tác động ngược chiều với
rủi ro mất khả năng thanh toán (tức cùng chiều với Z).
i) STATEOWN – Cấu trúc sở hữu: Sở hữu nhà nước của ngân hàng lớn làm giảm
hiệu quả hoạt động ngân hàng (La Porta và cộng sự, 2002). Bonin và cộng sự (2005) chỉ ra rằng các ngân hàng nước ngoài có nhiều chi phí hiệu quả hơn so với các ngân hàng khác. Iannota và cộng sự (2007) cho rằng ngân hàng nhà nước có chất lượng cho vay cao và nguy cơ sụp đổ thấp hơn so với các loại hình ngân hàng khác.
Giả thuyết H9: Cấu trúc sở hữu có tác động ngược chiều với rủi ro mất khả năng
thanh toán (tức cùng chiều với Z).
j) GDP – Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Trong nghiên cứu của Brown và Dinc
(2011) tại các ngân hàng ở các quốc gia Châu Âu, tác giả đã chỉ ra ở các quốc gia có GDP thấp thì các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ ít gặp rủi ro mất khả năng thanh toán hơn. Ngoài ra theo Knaup và Wagner (2010) các ngân hàng nhỏ sẽ ít bị rủi ro hơn các ngân hàng lớn trong trường hợp điều kiện nền kinh tế bất lợi. Tuy nhiên nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho rằng có mối
tương quan dương giữa rủi ro mất khả năng thanh toán và GDP, sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tăng nguy cơ rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng, điều này trái với kết quả được tìm thấy từ nghiên cứu của Salkeld. M (2011) đã chỉ ra mối tương quan âm giữa tăng trưởng GDP và rủi ro của ngân hàng, bao gồm cả rủi ro mát khả năng thanh toán. Điều này được lý giải rằng khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên, thu nhập của khu vực cá nhân và hộ gia đình sẽ gia tăng, kích thích sự tăng lên về tiết kiệm và đầu tư, nhờ vậy hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng cũng được cải thiện, từ đó hạn chế được rủi ro mất khả năng thanh toán. Các kết quả nghiên cứu của Andrea M.M và cộng sự (2009); Yong Tana và cộng sự (2013) vẫn chỉ ra rằng tồn tại mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng.
Giả thuyết H10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với rủi ro mất
khả năng thanh toán (tức ngược chiều với Z).
k) INF - Tỷ lệ lạm phát: Yếu tố tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với rủi ro
mất khả năng thanh toán của ngân hàng chứng tỏ khi lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán cao trong ngân hàng khi thu nhập thực tế của khách hàng vay bị giảm đi, từ đó khiến họ không có khả năng trả nợ, thu nhập của ngân hàng sụt giảm. Hơn thế nữa, thu nhập thực tế của ngân hàng cũng có thẻ bị giảm đi vì tác động của lạm phát hoặc ngân hàng có thể gặp rủi ro lãi suất do lạm phát quá cao làm ảnh hưởng đến lãi suất thực. Ngược lại, nếu trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ khi tỷ lệ lạm phát tăng lên rủi ro mất khả năng thanh toán giảm vì lạm phát có thể làm giảm giá trị thực của khoản vay từ đó làm cho việc trả nợ vay của khách hàng cho ngân hàng trở nên dễ dàng hơn hơn nữa khi lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến một tỷ lệ thất nghiệp thấp như đường cong của Philips (Hasna Chaibi, 2015), tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng thuận lợi hơn, dễ dàng tạo ra lợi nhuận để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng. Do đó, mối quan hệ giữa lạm phát và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng có thể là tích cực hoặc tiêu cực, nghiên cứu của Andrea M. M. và cộng sự (2009) cho kết quả tác động cùng chiều; Yong Tana và cộng sự (2013) cho kết quả tác động ngược chiều, Phan Thị Nhi Khánh (2016) lại cho
rằng lạm phát không có tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của của các NHTM.
Giả thuyết H11: Tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều với rủi ro mất khả năng
thanh toán (tức cùng chiều với Z).
Tổng quan đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM thông qua chỉ số Z-Score với phạm vi nghên cứu (thời gian và không gian khác nhau). Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra được các yếu tố từ nội tại ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến Z-Score. Ở mỗi giai đoạn của mỗi nền kinh tế, các kết quả nghiên cứu cũng như hướng tác động và mức độ của các biến số có thể khác nhau và không thống nhất. Tuy nhiên tại Viêt Nam, vẫn còn khá ít các nghiên cứu về vấn đề này với số liệu cập nhật mới xem xét đầy đủ và toàn diện các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM thể hiện qua chỉ số Z-Score. Do đó, tác giả thực hiện đề tài này với giai đoạn nghiên cứu từ 2008-2017 với 25 NHTM tại Việt Nam, kế thừa và phát triển các mô hình thực nghiệm được nghiên cứu để có một cái nhìn tổng quan và đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM tại Việt Nam hiện nay.
Bảng 3.1 Kỳ vọng dấu về mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
Mô tả Tên biến Mô tả cách tính biến Kỳ vọng dấu
Biến phụ thuộc
Rủi ro mất khả
năng thanh toán Z
Ei(ROAit) + (AbqitEbqit) σi(ROAit)
Biến độc lập
Giả
thuyết Biến Ký hiệu Cách tính
Kỳ vọng với Z Các nghiên cứu trước H1 Đòn bẩy CAPit VCSH bình quân/Tổng tài sản bình quân (%) + Vodová (2011); Bonfim và Kim (2009); Aspachs và cộng sự (2005); Lưu
Thị Thuận (2017); Phan Thị Nhi Khánh
(2016)
H2 Quy mô SIZEit
Log(Tổng tài sản bình quân) + Logan A.(2001); Yong Tan và cộng sự (2013); Yaraslau Taran (2012); Phan Thị Nhi Khánh (2016) H3 Tỷ suất sinh lợi tài
sản
ROAit
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân + Rahman (2011); Delis và Kouretas (2011); Gropp và Heider (2007); Lưu Thị Thuận (2017); Phan Thị Nhi Khánh