Tác động của biến LLR đến chỉ số Z

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại (Trang 83 - 85)

Hệ số của biến LLRit mang dấu (+), tác động cùng chiều và mạnh nhất (340.7846) đến Z và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy biến LLR có mối

quan hệ ngược chiều với rủi ro mất khả năng thanh toán, khi DPRR tín dụng trên tổng dư nợ cho vay tăng 1 đơn vị thì rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng giảm 340.7846 đơn vị.

Biểu đồ 4.3: Z-score trung bình và LLR trung bình các NHTM Việt Nam qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu

NHNN Việt Nam (2014) ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD, trong đó nêu rõ: DPRR là những khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. DPRR bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Tỷ lệ dự phòng nợ xấu của hầu hết các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng biến động giảm dần từ năm 2009-2017 điều này có thể do nguyên nhân ngân hàng thực hiện thực lập DPRR tín dụng ít hơn hoặc ngân hàng thực hiện tăng cường cho vay để tăng tổng dư nợ hoặc do cả hai điều này sẽ làm gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng vì khi đó ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất khi việc tăng cường cho vay không chú ý đến hiệu quả sẽ dễ dàng dẫn đến các khoản nợ xấu.

Kết quả này với dấu kỳ vọng cũng như các nghiên cứu trước đây của: Cole và White (2011), Halling (2006), Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2016). Biểu đồ 4.3 cho thấy LLR – Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay có xu hướng giảm trong

0.0129 0.01295 0.013 0.01305 0.0131 0.01315 0.0132 25.65 25.7 25.75 25.8 25.85 25.9 25.95 26 26.05 26.1 26.15 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 z llr

giai đoạn 2009-2015 và có xu hướng tăng nhẹ trong vài năm trở lại đây 2015-2017 và ngược chiều với rủi ro. Như vậy ta chấp nhận giả thuyết H6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)