Tác động của biến CAP đến chỉ số Z

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại (Trang 81 - 82)

Hệ số của biến CAPit mang dấu (+), tác động cùng chiều đến Zit và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy biến CAPit có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro mất khả năng thanh toán, khi vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng 1 đơn vị thì rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng giảm 115.8332 đơn vị. VCSH càng tăng, hoặc tổng tài sản càng giảm hoặc cả hai sẽ làm giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Việc tăng VCSH cải thiện khả năng đối phó với các cú sốc tài chính, từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng với tiềm lực vốn mạnh có nhiều thời gian và sự linh hoạt để đối phó với các thiệt hại bất ngờ, các cú sốc tài chính. Deger Alper và Adem Anbar (2011) cho rằng hệ số VCSH trên tổng tài sản là một trong những hệ số cơ bản của sức mạnh vốn. Với một tỷ lệ cao hơn của VCSH thì sẽ cần ít hơn nguồn vốn bên ngoài, từ đó tăng lợi nhuận, bên cạnh đó VCSH cho thấy được khả năng hấp thụ thua lỗ và giải quyết rủi ro, nhiều vốn có thể đáp ứng được các cú sốc và rủi ro trong quá trình hoạt động, trong khoản mục tổng tài sản của ngân hàng thì chỉ tiêu cho vay khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, việc giảm tổng tài sản sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất.

Biểu đồ 4.2: Z-score trung bình và CAP trung bình các NHTM Việt Nam qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu

Biểu đồ 4.2 cho thấy xu hướng biến động giảm của chỉ số Z qua các năm, song song với đó là chỉ tiêu CAP – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng cũng có xu hướng giảm. Các năm qua, tổng tài sản các các ngân hàng liên tục tăng, theo tính toán thì tốc độ tăng trưởng trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu từ năm 2008-2017 là 20%, trong khi đó tốc độ tăng của VCSH chỉ là 14%, do đó chỉ số CAP giảm trong các năm cho thấy ngân hàng gia tăng tổng tài sản càng nhiều đặc biệt là gia tăng các khoản cho vay khách hàng thì có thể đối mặt với rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất. Qua đó, mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro và VCSH của các NHTM Việt Nam là phù hợp.

Kết quả này với dấu kỳ vọng cũng như các nghiên cứu trước đây của: Berger (1995) và Agusman et al (2008), Saibal Ghosh (2014) và Phan Thị Nhi Khánh (2016). Vậy ta có thể kết luận rằng, việc tăng VCSH là điều kiện tiên quyết bảo vệ ngân hàng trước rủi ro. Như vậy ta chấp nhận giả thuyết H1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)