Hệ số của biến SIZEit mang dấu (+), tác động cùng chiều (3.711144) đến Zit và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy biến SIZEit có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro mất khả năng thanh toán, khi quy mô ngân hàng tăng 1 đơn vị thì rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng giảm 3.711144 đơn vị.
0.099 0.0995 0.1 0.1005 0.101 0.1015 0.102 25.6 25.7 25.8 25.9 26 26.1 26.2 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 z cap
Khi quy mô ngân hàng gia tăng sẽ có tác động tích cực làm giảm tỷ lệ rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM trong mẫu nghiên cứu, tuy nhiên kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng nhỏ của quy mô ngân hàng đến rủi ro mất khả năng thanh toán. Kết quả tương quan âm hàm ý rằng nếu ngân hàng mở rộng quy mô hơn nữa, tăng cường sự phát triển về trình độ quản lý, công nghệ và nguồn nhân lực điều này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động, làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng. Mối tương quan này có thể lý giải những ngân hàng có quy mô nhỏ thường không có nhiều cơ hội đầu tư, chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay đặc biệt là các khoản cho vay có lợi nhuận cao nhưng đi kèm với nó là độ tiềm ẩn rủi ro cũng cao vì vậy sẽ làm gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán trong khi đó, những ngân hàng có quy mô lớn có thể tận dụng lợi thế quy mô mà giảm phần dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời thấp để tập trung vốn vào việc kinh doanh gia tăng lợi nhuận cũng như đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Các ngân hàng lớn thường là những ngân hàng uy tín, có thể huy động nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp, từ các thành phần kinh tế, khách hàng của họ cũng thường là những đối tượng có nền tảng tài chính lành mạnh, phương án vay vốn hiệu quả nên khả năng thu hồi vốn tốt hơn, bên cạnh đó, những ngân hàng lớn có khả năng đa dạng danh mục đầu tư, quản lý thanh khoản tốt hơn, nên rủi ro vì vậy cũng ít hơn so với ngân hàng nhỏ. Đối với ngân hàng thuộc diện “quá lớn để sụp đổ“ (“too big to fail“) thì nhà nước sẽ thực hiện bảo hộ cho hoạt động của các ngân hàng này nhằm chốn nguy cơ sụp đổ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế (Deelchand và Padgett, 2009). Hành động bảo trợ này của nhà nước một mặt giúp cho nền kinh tế hoạt động ổn định, nhưng mặt khác lại gây ra rủi ro đạo đức, khuyến khích các ngân hàng lớn hoạt động với rủi ro cao hơn để đạt được lợi nhuận lớn hơn mà không e sợ việc sụp đổ, vì sự sụp đổ ngân hàng sẽ gây ra phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng cũng như các nghiên cứu trước đó của Aspachs và ctg (2005), Lucchetta (2007), Vodová (2011), Rauch và ctg (2009) và Indriani (2004). Như vậy ta chấp nhận giả thuyết H2.