Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 46 - 49)

CV ngắn hạn trung dài hạn

2.2.3.2. Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu

Chất lượng tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong công tác cho vay vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng giảm sút thì cũng là vấn đề đáng lo ngại. Theo báo cáo của chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng KHCN ở NHCT Gia Lai luôn giữ ở mức dưới 3% trong 3 năm trở lại đây. Đây chính là một trong những hiệu quả tiêu biểu mà hoạt động tín dụng KHCN đạt được và là động

lực để chi nhánh tiếp tục mở rộng lĩnh vực cho vay trong thời gian sắp tới.

Đơn vị: triệu đồng

Biểu đồ 2.7: Nợ nhóm 2 và nợ xấu của tín dụng KHCN giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh NHCT Gia Lai 2015-2017)

Theo báo cáo của chi nhánh - Nợ nhóm 2:

Vào năm 2015 nợ nhóm 2 là 4.660 triệu đồng (chiếm 0,1% tổng dư nợ KHCN), chỉ có một số khách hàng nhỏ lẻ tập trung vào cho vay thương nghiệp, do kinh doanh thua lỗ, mất khả năng chi trả và một số khách hàng hiện có khoản vay tại TCTD khác đang bị nợ nhóm 2 làm cho khoản vay tại NHCT kéo theo nhóm 2 theo kết quả cập nhật của CIC.

Năm 2016 nợ nhóm 2 là 9.560 triệu đồng (chiếm 0,19% tổng dư nợ KHCN). Trong đó: 03 khách hàng với dư nợ 2.000 triệu đồng là nợ nhóm 2 kéo theo CIC của

4,660 9,560 24,906 24,906 1,650 12,896 62,539 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

khách hàng tại TCTD khác, còn lại do tình hình tài chính khó khăn, việc làm ăn thua lỗ của 09 khách hàng vay mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ thương nghiệp với tổng dư nợ là 7.560 triệu đồng.

Năm 2017 nợ nhóm 2 là 24.906 triệu đồng (chiếm 0,5% tổng dư nợ KHCN). Có thể nói năm 2017 là một năm đầy khó khăn đối với người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và các huyện chuyên canh về cây công nghiệp tiêu, cà phê, cao su nói riêng, tình hình biến đổi khí hậu đã làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, cây trồng thiếu nước trầm trọng, nhiều khu vực cây trồng chết khô, dịch bệnh tràn lang nhanh chóng, làm cho sản lượng thu hoạch giảm sút trầm trọng, bên cạnh đó tình hình giá cả các mặt hàng nông sản biến động, giá xuống thấp làm cho người dân càng gặp nhiều khó khăn, bán thì lỗ mà trữ hàng lại thì hụt vốn, cho nên tình hình tài chính của người dân suy giảm, nhiều khách hàng rất có thiện chí trong việc trả nợ vay nhưng lại không có tiền để trả nợ vay, người dân rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán lãi, gốc đến hạn cho ngân hàng.

- Nợ xấu:

Năm 2015 nợ xấu là 1.650 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 0,03% tổng dư nợ KHCN), đến năm 2017 nợ xấu là 62.539 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 1,26% tổng dư nợ KHCN), tập trung chủ yếu các khoản tín dụng phục vụ lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn (đầu tư trồng mới, chăm sóc cà phê, tiêu, cao su ở một số địa bàn như huyện Chư Puh, huyện Chư Prông, huyện Chư Sê) và phục vụ thương nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực thu mua các mặt hàng nông sản (cà phê, mía, đậu xanh,...). Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh có xu hướng tăng mạnh qua các năm, xét về số tương đối thì vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng về mặt số tuyệt đối thì là không hề nhỏ, các khoản nợ xấu này đến từ các năm trước và phát sinh mới trong năm, nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ môi trường tự nhiên, giá cả kinh tế thị trường tại địa bàn. Trước tình hình đó, từ cuối năm 2017 đến nay, chi nhánh đã kiểm soát chặt chẽ hơn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, nhiều quy định cho vay được bổ sung, đối tượng cho vay cũng được giới hạn lại chứ không tràn lang như trước đây, thời hạn cho vay đối với trồng trọt nông nghiệp nông thôn được kéo dài phù hợp hơn với

nguồn thu của khách hàng, tránh tình trạng cho vay ngắn hạn 12 tháng làm cho khách hàng gặp khó khăn về tài chính khi đến hạn gốc. Ngoài ra, với việc lợi nhuận hoạt động kinh doanh hàng năm khá cao, Ban lãnh đạo chi nhánh đã sử dụng dự phòng rủi ro nhằm giải quyết những khoản nợ xấu còn tồn đọng từ những năm trước, rà soát, xử lý triệt để các khoản nợ xấu, góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh, tạo tâm lý yên tâm thoải mái công tác cho cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng khách hàng cá nhân.

Việc tồn tại nợ xấu trong công tác tín dụng KHCN của NHCT Gia Lai còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như:

- Về phía ngân hàng: còn hạn chế trong việc thu thập thông tin có liên quan tới khách hàng trong quá trình thẩm định trước khi cho vay, việc xác minh, khảo sát về nguồn gốc, hiện trạng của vườn cây (cao su, cà phê, tiêu) của cán bộ tín dụng chưa được chặt chẽ, việc xác lập hồ sơ mang tính chất rập khuôn, chưa tư vấn đến khách hàng về thời hạn vay vốn phù hợp với nguồn thu, dòng tiền của người dân đa phần phụ thuộc vào nguồn từ thu hoạch mùa màng, đồng thời việc định giá tài sản bảo đảm là vườn cây ở mức giá cao chưa lường trước được rủi ro khi cây trồng trên đất có thể giảm năng suất hoặc chết do điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó việc tăng trưởng ồ ạt ở phân khúc khách hàng cá nhân mà lại tập trung nhiều vào nông nghiệp nông thôn đặc biệt là trồng trọt cây công nghiệp lâu năm cũng góp phần làm tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh tăng cao khi gặp phải khó khăn về biến đổi khí hậu và giá cả của sản phẩm cây công nghiệp lâu năm giảm.

- Về phía khách hàng: việc thẩm định tư cách khách hàng còn là một vấn đề khó khăn, trong khi tư cách đạo đức và uy tín của khách hàng góp phần không nhỏ vào chất lượng cho vay của ngân hàng. Đối với khoản nợ quá hạn, nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ và từ chối đàm phán với ngân hàng, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, hoạt động cho vay ngân hàng khi xử lý tài sản đảm bảo tiền vay phải tuân thủ theo quy định pháp luật nên còn gặp nhiều khó khăn.

- Về phía cơ quan nhà nước: Các quy định về xử lý tài sản đảm bảo nợ vay còn phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn. Công tác phối hợp giữa các cơ quan như Tòa án, Thi hành án dân sự với ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, việc thanh lý tài sản nhằm thu hồi nợ mất nhiều thời gian, dễ dẫn tới những tổn thất tài chính cho ngân hàng và có khi ngân hàng không thu hồi được tài sản để xử lý nợ xấu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)