Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 52 - 57)

CV ngắn hạn trung dài hạn

2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

Trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017, mặc dù nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, hoạt động toàn hệ thống ngân hàng gặp không ít khó khăn. Lợi nhuận của chi nhánh đã bị ảnh hưởng khi ngân hàng phải tập trung xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hướng theo chuẩn mực quốc tế và tập trung xử lý nợ quá hạn. Lợi nhuận của chi nhánh năm 2015 đạt 187 tỷ đồng, năm 2016 đạt 252 tỷ đồng, năm 2017 đạt 249 tỷ đồng. Kết quả này tuy không đạt được so với kế hoạch ban đầu và kỳ vọng của chi nhánh, nhưng đó là nỗ lực của hơn 200 cán bộ công nhiên của chi nhánh cùng Ban lãnh đạo ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động KHCN gia tăng liên tục, góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn

Tuy có trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng với sự cố gắng của tập thể NHCT Gia Lai nên nguồn vốn huy động KHCN luôn tăng trưởng vững chắc và ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, góp phần đáp ứng nguồn vốn để cho vay nền kinh tế. Năm 2015, nguồn vốn huy động KHCN là 1.431 tỷ đồng, năm 2016 là 1.719 tỷ đồng, năm 2017 là 1.908 tỷ đồng. Tuy nguồn vốn chỉ đáp ứng được gần một phần hai doanh số cấp tín dụng KHCN, nhưng qua số liệu trên cũng cho thấy đã có sự thay đổi trong tư duy bán hàng của cán bộ NHCT Gia Lai, không chỉ cho vay như trước đây mà còn tích cực hơn trong công tác huy động vốn, bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Trong bối cảnh chung của ngành ngân hàng trên địa bàn, chi nhánh đã chú trọng điều hành, kiểm soát tăng trưởng tín dụng KHCN một cách linh hoạt để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động. Chi nhánh định hướng cơ cấu lại tín dụng KHCN, trên cơ sở tăng tín dụng trung, dài hạn để phù hợp với đặc tính chuyên canh trồng trọt các cây công nghiệp lâu năm của người dân trên địa bàn, nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào mùa vụ. Qua đó, cho thấy sự quan tâm đúng mức đến việc mở rộng tín dụng KHCN đi đôi với nâng cao CLTD tại NHCT Gia Lai.

- Mức độ an toàn về hoạt động tín dụng KHCN tại NHCT Gia Lai ngày càng cao

Trên cơ sở phân loại nợ, dự phòng RRTD được trích lập đầy đủ và kịp thời, xử lý rủi ro được thực hiện nghiêm túc. Việc quản lý RRTD đã được chi nhánh quan tâm sát sao, các khoản nợ rủi ro có vấn đề đã được chuyển sang nợ xấu kịp thời và trích lập dự phòng theo đúng tỷ lệ quy định.

Ý thức được vai trò của việc trích lập dự phòng, chi nhánh ngày càng có trách nhiệm hơn trong việc trích lập theo chế độ chính sách. Do đó, số trích lập dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất lượng tín dụng KHCN tại NHCT Gia Lai. - NHCT Gia Lai luôn quan tâm đến quản lý nợ xấu. Tuy hoạt động tín dụng KHCN tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng gia tăng qua các năm từ 2015 đến năm 2017, song luôn trong tầm kiểm soát của chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 1,26% tổng dư nợ KHCN. Sỡ dĩ có được điều này là do NHCT Gia Lai luôn quan tâm đến công tác xử lý các khoản nợ xấu đồng thời xử lý rủi ro bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tiến trình hiện đại hóa toàn hệ thống đang được triển khai giúp cho thông tin giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống NHCT được thông suốt, đã nâng cao được chất lượng hoạt động tín dụng KHCN, cụ thể rút ngắn được thời gian xét duyệt các hồ sơ, thẩm định hồ sơ vay vốn, thời gian xác định các quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn (tra cứu trên CIC),... trong hoạt động tín dụng nói chung, trong hoạt động tín dụng KHCN nói riêng của ngân hàng. Do đó, giảm đáng kể chi phí về thời gian và chi phí về thẩm định khác, nâng cao chất lượng các khoản tín dụng.

- Trình độ cán bộ tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm. Vì vậy, hàng năm chi nhánh đã tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, phổ biến và hướng dẫn các văn bản có liên quan đến công tác tín dụng của NHNN và NHCT. Trong những năm từ 2015-2017, với sự hỗ trợ của các chuyên viên, đội ngũ nhân sự của chi nhánh đã tiến hành tuyển dụng, đào tạo và nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp. Chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao, trên cơ sở quy hoạch đội ngũ cán bộ nhân viên, từ đó xây dựng các dự án đào tạo theo những quy trình nhất định. Hiện nay, công tác nhân sự đã và đang được triển khai hoàn

thiện các quy chế, chính sách nhân sự, chế độ phúc lợi xây dựng theo đúng chuẩn quốc tế đảm bảo sự công bằng, minh bạch và thu hút nhân tài. Đây chính là điểm mạnh tạo nên sự khác biệt của NHCT, trong đó có NHCT Gia Lai trên thị trường và trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực và là một quyền lợi phi vật chất dành cho cán bộ công nhân viên chi nhánh. Ngoài các chương trình đào tạo do các giảng viên, chuyên viên cao cấp nội bộ giảng dạy, chi nhánh còn ký hợp đồng hợp tác với các tổ chức giáo dục và đào tạo lớn, có uy tín và kinh nghiệm, đáp ứng được nhu cầu đào tạo theo chuẩn mực quốc tế mà hệ thống NHCT đang hướng đến, để giúp cán bộ nhân viên bổ sung và cập nhật các kiến thức mới trong công việc. Trên thị trường tuyển dụng nhân sự, chi nhánh đã trở thành một hình ảnh đại diện cho một ngân hàng năng động, vững mạnh và luôn hướng tới sự thay đổi để hoàn thiện hơn trên địa bàn hoạt động.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, về thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng luôn là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của hoạt động tín dụng, đặc biệt có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của tín dụng KHCN. Tuy tại NHCT Gia Lai đã quan tâm nhiều, song vẫn còn những tồn tại, hạn chế đáng kể:

- Về phương pháp thẩm định KHCN tại NHCT Gia Lai còn nhiều hạn chế, như phương pháp phán đoán để xét cho vay bị hạn chế từ chất lượng nguồn thông tin cán bộ tín dụng có được từ hồ sơ vay vốn của khách hàng còn chưa cao, quá trình tìm kiếm nguồn thông tin thứ cấp liên quan đến khách hàng còn rất sơ sài. Thông tin có được từ hồ sơ mà khách hàng cung cấp là một trong những nguồn thông tin hữu ích nhất đối với ngân hàng, song do khách hàng thường có xu hướng chỉ cung cấp những thông tin có lợi cho họ nên có phần không thực sự phản ánh đúng tình hình kinh doanh, hiệu quả phương án vay vốn, thu nhập của khách hàng, mục đích vay vốn. Việc thẩm định độ chính xác của nguồn thông tin này vẫn chưa được cán bộ tín dụng quan tâm đúng mức. Hơn nữa trong quá trình thẩm định, cán

bộ tín dụng chưa khách quan, trung thực, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế trong việc thẩm định tư cách khách hàng, năng lực pháp lý, nguồn thu nhập và tài sản đảm bảo, nhiều khi đưa ra những ý kiến chủ quan mà chưa sàng lọc hết rủi ro. - Về cách thức tổ chức thẩm định KHCN tại NHCT Gia Lai chưa phân định rõ quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Trong chi nhánh không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Sự chồng chéo giữa các chức năng như trên khiến cán bộ tín dụng bị quá tải trong công tác quản lý công việc dẫn đến chất lượng thẩm định khách hàng bị ảnh hưởng. Việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy khiến cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh tồn tại một số hạn chế như không chuyên sâu vào một ngành nghề nào; cơ chế quản lý nhân viên không chặt chẽ dẫn đến việc cán bộ tín dụng thỏa hiệp với khách hàng để tư lợi và gây nên tình trạng quá tải đối với một cán bộ tín dụng vì phải đảm trách nhiều công việc như: tìm kiếm khách hàng, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng, kiểm tra tính xác thực, thẩm định trực tiếp, quản lý khoản vay, quản lý nợ quá hạn,...

Thứ hai, đào tạo đội ngũ tín dụng chưa được thường xuyên còn nhiều thiếu sót.

Chất lượng tín dụng KHCN tại NHCT Gia Lai thời gian vừa qua cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ tín dụng trong hệ thống, có rất nhiều trường hợp rủi ro xảy ra gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng như cho vay khi khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, thẩm định giám sát điều kiện vay vốn chưa chặt chẽ, các cán bộ quản lý ở cấp phòng được đề bạt qua kinh nghiệm và khả năng chuyên môn, tuy nhiên không phải tất cả cán bộ này đều có đầy đủ kiến thức về quản lý và điều hành tại phòng giao dịch.

Thứ ba, một số nội dung thực hiện trong quy trình tín dụng KHCN tại chi nhánh còn nhiều thiếu sót, như:

Xác định tư cách khách hàng dựa nhiều vào nguồn thông tin sơ cấp do khách hàng cung cấp. Việc cán bộ tín dụng không tìm được nguồn thông tin thứ cấp

hoặc lấy không đủ thông tin trong quá trình xác minh hoặc không tham khảo các nguồn thông tin liên quan đến các mối quan hệ của khách hàng là một thực trạng tại chi nhánh. Trong công tác xét duyệt hồ sơ tín dụng, việc tìm hiểu thông tin liên quan đến tính trung thực khi đưa ra mục đích vay vốn của khách hàng cũng không được cán bộ tín dụng kiểm tra sát sao, trên thực tế có rất nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến độ rủi ro của khoản vay cũng như chất lượng khoản vay.

Việc đánh giá tình hình tài chính của khách hàng còn mang tính hình thức. Chất lượng từ việc thu thập thông tin trong việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng còn mang tính chủ quan từ phía cán bộ tín dụng, các thông tin chủ yếu nhận được từ khách hàng vay vốn và báo cáo lại, cán bộ tín dụng chưa thu thập đầy đủ các thông tin liên quan để tổng hợp và còn thiếu sự am hiểu về ngành nghề kinh doanh, giá cả, chi phí, thị trường tiêu thụ sản phẩm,... Việc xác định doanh thu, chi phí, nhiều khi chưa được sâu sát, chưa xét tới sự thay đổi của thị trường tác động đến các yếu tố, gây ra sự sai khác so với thực tế, tăng nguy cơ rủi ro trong quyết định cấp tín dụng.

Xác định giá trị tài sản đảm bảo còn chưa chính xác: xác định giá trị tài sản đảm bảo là một trong những khâu quan trọng của quy trình cấp tín dụng. Giá trị của tài sản đảm bảo luôn bị biến động theo thời gian dưới sự tác động của nhiều yếu tố như: môi trường, thị trường, sự xuất hiện của các sản phẩm cạnh tranh. Việc xem xét các tài sản cần phải mua bảo hiểm, các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất còn bị xem nhẹ.

Thứ tư, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHCT đặt tại Gia Lai mới chỉ chú trọng đến công tác kiểm soát xử lý và kiểm soát bảo vệ tài sản mà chưa chú ý đến công tác kiểm soát tổng quát. Nói cách khác, kiểm soát nội bộ chưa làm tốt chức năng ngăn chặn rủi ro tín dụng và giám sát mà mới chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý các vấn đề đã phát sinh. Cơ chế kiểm soát quá tập trung vào các cuộc kiểm tra đột xuất, trong khi đáng ra cơ chế kiểm soát thường xuyên

cần được xây dựng và thực hiện. Điều này ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng KHCN nói riêng.

Thứ năm, công tác quảng bá của ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu còn nhiều hạn chế, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của công tác tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)