Chính sách đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 65 - 66)

CV ngắn hạn trung dài hạn

3.2.1.3. Chính sách đảm bảo tiền vay

Hiện nay, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản đang được đa số các NHTM áp dụng nhiều, vì đây là nguồn thu nợ thứ hai trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ. Tuy nhiên, do hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện tại còn thiếu và chưa đồng bộ, nên việc cho vay và xử lý các tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn cho vay có đảm bảo bằng tài sản, NHCT nên lựa chọn các hình thức bảo đảm khác như coi tính khả thi của phương án vay vốn và khả năng sinh lời của vốn vay là điều kiện tiên quyết khi cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, hiện nay các hình thức bảo hiểm đang phát triển rất phong phú, nên khi cho vay, chi nhánh nên xem xét vấn đề này và có thể coi các hợp đồng bảo hiểm của khách hàng là một điều kiện ưu đãi hoặc thậm chí có thể coi là tài sản đảm bảo để cấp tín dụng, vì các hợp đồng bảo hiểm cũng là một nguồn thu nợ khi khách hàng gặp rủi ro.

Bảo đảm tiền vay là một điều kiện tiên quyết để vay vốn tín dụng ngân hàng, do vậy các khách hàng cần giá trị tài sản đảm bảo tiền vay. Giá trị này được thể hiện

bằng hiệu quả sản xuất kinh doanh và thế chấp tài sản với giá trị hơn khoản vay đó. Trên thực tế, các khách hàng làm ăn có hiệu quả hiện nay chưa nhiều, đặc biệt là các hộ nông dân, hộ gia đình, cá nhân,… Phần lớn các khách hàng này quy mô sản xuất kinh doanh vẫn nhỏ, vốn tự có thấp, giá trị tài sản không cao.

Theo nguyên tắc chung trong hoạt động cho vay của ngân hàng, phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên, RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, khách hàng mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Nên các chi nhánh trong hệ thống NHCT, trong đó có NHCT Gia Lai cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản,… Do đó, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Về phía ngân hàng, các NHTM nói chung, NHCT Gia Lai nói riêng khi xem xét đến hồ sơ xin vay hầu như chỉ quan tâm tới giá trị tài sản thế chấp và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp của khách hàng xem có đầy đủ và hợp pháp không. Trong khi đó thực tế tài sản đảm bảo tiền vay chỉ là nguồn thứ hai để thu nợ tiền vay, nguồn thứ nhất vẫn lấy từ doanh thu, lợi nhuận kinh doanh của khách hàng. Một khoản vay cho dù có đủ tài sản đảm bảo, nhưng khi khách hàng làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả thì cũng dẫn đến việc ngân hàng bị mất vốn hoặc ứ đọng vốn vì việc giải quyết, xử lý tài sản thế chấp ở Việt Nam hiện nay còn nhiều phức tạp.

Do vậy xét đến trong hoạt động cho vay cần quan tâm đúng mức, tăng cường các biện pháp bảo đảm tiền vay và suy đến cùng là giảm thiểu rủi ro về kinh tế trong hoạt động cho vay, chứ không nhất thiết trông chờ vào tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)