Tăng cƣờng vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 71 - 72)

CV ngắn hạn trung dài hạn

3.2.4. Tăng cƣờng vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng

lực, kinh nghiệm công tác của mỗi CBTD.

- Cần có chế độ phân định rõ ràng giữa quyền hạn và trách nhiệm, có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ làm việc tận tuỵ, hăng hái, nhiệt tình đạt nhiều thành tích đồng thời có chế độ kỷ luật nghiêm khắc với những cán bộ thoái hóa biến chất, có những hành vi tiêu cực gây tổn thất cho ngân hàng.

- Định kỳ tổ chức các cuộc họp, các cuộc hội thảo trong nội bộ chi nhánh nhằm tổng kết những thành tích, kết quả đã đạt được cũng như những sai sót, khiếm khuyết còn mắc phải của các CBTD, từ đó có những định hướng tốt hơn cho hoạt động tín dụng.

- Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng, tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng đi nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ để cán bộ ngân hàng có điều kiện nâng cao kỹ năng trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp khách hàng.

3.2.4. Tăng cƣờng vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng dụng

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với nâng cao CLTD có ý nghĩa hết sức quan trọng. Và đây cũng là một khâu chủ yếu trong quy trình tín dụng nhằm đảm bảo CLTD. Do vậy đi đôi với việc nâng cao CLTD là việc nâng cao tính hiệu quả của việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Kiểm soát nội bộ có trách nhiệm xác minh các tài sản Có và tài sản Nợ, chứng minh các nguồn lợi và chi phí, đưa ra các giải pháp cải tiến về thủ tục nhằm làm cho hoạt động của cả hệ thống an toàn, hiệu quả; đưa ra các quy định về chế độ báo cáo, tránh chồng chéo. Thông qua kiểm soát nội bộ, chi nhánh sẽ phát hiện, ngăn chặn

và xử lý kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình hoạt động, cung cấp các sản phẩm tín dụng của chi nhánh.

Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra, việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, nó đòi hỏi người CBTD phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát sinh rủi ro.

Các lĩnh vực cần kiểm tra là:

- Kiểm tra thường xuyên, đột xuất tình hình thực tế tại cơ sở kinh doanh của khách hàng;

- Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng;

- Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành. Nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì cần phải bổ sung tài sản thế chấp hoặc giảm dư nợ tương ứng trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng;

- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích; kiểm tra về việc sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, đặc biệt là bất động sản; kiểm tra rủi ro về việc mở rộng quy mô không phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiểm tra rủi ro về quản lý vốn, quản lý tài chính của doanh nghiệp thiếu minh bạch;

Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm thanh lọc những CBTD mất phẩm chất, có những hành vi tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm giảm uy tín của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)