CV ngắn hạn trung dài hạn
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
Phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại các chi nhánh, trong đó có NHCT Gia Lai, các chi nhánh chịu sự chi phối và điều hành từ nhiều phòng ban trực tiếp hoặc gián tiếp, song nhiều hơn cả là từ khối bán lẻ, phòng quản lý rủi ro và trung tâm công nghệ thông tin.
* Đối với Khối bán lẻ
Văn bản hướng dẫn, tài liệu về quy trình, quy chế nhiều nhưng chưa đầy đủ hoặc các quy trình đó không phù hợp tại chi nhánh. Văn bản ban hành còn chồng chéo nhau và một số văn bản không thống nhất dẫn đến khó khăn cho cán bộ tác nghiệp. Nên Khối bán lẻ cần hệ thống một cách đầy đủ các văn bản lược bỏ những phần chồng chéo và bổ sung, hoàn thiện những phần còn thiếu phù hợp với từng điều kiện cụ thể của chi nhánh.
Sản phẩm ngân hàng KHCN hiện nay rất nhiều, mỗi sản phẩm có đặc điểm và tiện ích khác nhau nên quá trình soạn thảo, gom các sản phẩm có tính tương đồng lại theo nhóm và chỉ ra các đặc điểm khác biệt giữa các sản phẩm trong nhóm.
Các chương trình khuyến mãi được tiến hành đồng loạt và quà tặng khuyến mãi được NHCT phân phối cho cả hệ thống. Tuy nhiên phải chú trọng những đặc thù riêng của từng vùng miền do sự khác nhau về thu nhập, thói quen tiêu dùng, ...
* Đối với phòng quản lý rủi ro hoạt động
Phòng quản lý rủi ro hoạt động cần phối hợp với Trường đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực NHCT để có kế hoạch đào tạo cho các chi nhánh cũng như ban hành các văn bản hướng dẫn về những dấu hiệu và cách nhận diện rủi ro hoạt động, giúp cán bộ nhận diện và có biện pháp phòng ngừa trong quá trình tác nghiệp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với hoạt động tín dụng KHCN tại các chi nhánh.
Phòng quản lý rủi ro hoạt động cần nghiên cứu sâu sát rủi ro nào có thể xảy ra trong các khâu cấp tín dụng, nhất là tín dụng KHCN để cảnh báo cho chi nhánh cũng như ghi nhận những góp ý của chi nhánh để hoàn thiện quy định, quy trình.
* Đối với Trung tâm công nghệ thông tin
Trình độ công nghệ thông tin ngày càng cao đồng nghĩa với rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng lớn. NHCT đã có nhiều biện pháp hạn chế rủi ro như: NHCT đã mua và sử dụng các công nghệ bảo mật tốt nhất trên thế giới, các công nghệ đã được kiểm tra, thẩm định bởi các công ty bảo mật uy tín thông qua; đưa ra hướng dẫn các sản phẩm chi tiết; từng bước nâng cao năng lực phát hiện khả năng xâm nhập từ bên ngoài và từ nội bộ. Cho đến nay, tuy chưa có vụ việc nào nghiêm trọng đáng tiếc xảy ra do rủi ro về công nghệ. Nhưng thực tế, hiện nay các chương trình giao dịch trực tuyến vẫn còn xảy ra lỗi mạng làm cho các giao dịch thanh toán của khách hàng không được thực hiện kịp thời và chất lượng dịch vụ giảm sút.
Do vậy, trong thời gian tới, chính sách về an toàn thông tin, đặc biệt là việc sử dụng mạng và thiết bị công nghệ thông tin bên trong nội bộ NHCT cần phải được kiểm soát chặt chẽ bởi Trung tâm công nghệ thông tin.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đưa ra mục tiêu phát triển cũng như định hướng tín dụng và chất lượng tín dụng KHCN của toàn hệ thống NHCT, NHCT Gia Lai và một vài kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN của NHCT Gia Lai dựa vào phần thực trạng đã phân tích ở chương 2. Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở xét đến các yếu tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng KHCN tại NHCT Gia Lai. Chi nhánh cần phải khắc phục các tồn tại yếu kém, hạn chế phát huy thế mạnh trong hoạt động tín dụng KHCN bằng các giải pháp: nâng cao năng lực quản trị điều hành, hoàn thiện chính sách tín dụng KHCN, thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng và chất lượng thẩm định, nâng cao chất lượng và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng, tăng cường thu thập thông tin hỗ trợ cho tín dụng KHCN, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, tham gia bảo hiểm tín dụng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị của cá nhân với NHCT, NHNN và khách hàng để ngày một hoàn thiện chất lượng tín dụng KHCN tại NHCT Gia Lai.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đối với Việt Nam, đồng thời cũng đồng nghĩa với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, để phát triển, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, mỗi ngân hàng đều chọn cho mình một chiến lược riêng, trong đó mở rộng hoạt động tín dụng KHCN và kiểm soát chúng ở một tỷ lệ chấp nhận được là một chiến lược chính yếu được nhiều ngân hàng lựa chọn bởi nhận thức được tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Để có thể cạnh tranh với thị trường, trực tiếp là các thị trường trên địa bàn và góp phần nâng cao thương hiệu NHCT, chi nhánh Gia Lai cần đầu tư hơn nữa trong hoạt động tín dụng KHCN và không ngừng làm sạch, xử lý triệt để các khoản nợ quá hạn. Với mục đích của luận văn là xây dựng những lý luận cơ bản về tín dụng KHCN và tìm hiểu thực trạng chất lượng tín dụng KHCN ở NHCT Gia Lai để từ đó đi tới phân tích các giải pháp cụ thể nhằm giúp chi nhánh phát triển hoạt động tín dụng KHCN chất lượng hơn.
Đây là một đề tài không mới nhưng chắc chắn vẫn sẽ là vấn đề đáng quan tâm đối với tất cả các ngân hàng, việc phát triển hoạt động tín dụng KHCN và kiểm soát chất lượng nợ là một xu thế để tồn tại và phát triển, trong đó có NHCT Gia Lai. Do tính chất phong phú và sự phát triển liên tục của hoạt động tín dụng trong môi trường cạnh tranh, nên nội dung luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy cô giáo, bạn bè và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn, thiết thực trong việc áp dụng vào thực tế.