CV ngắn hạn trung dài hạn
3.2.3. Nâng cao trình độ, năng lực làm việc cán bộ trong hoạt động tín dụng
ngành, NHCT trong giai đoạn tới để xây dựng kế hoạch, lĩnh vực cần đầu tư phù hợp.
- Trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng KHCN của NHCT, đồng thời với thực tế, thuận lợi khó khăn trên địa bàn để xác định lĩnh vực đầu tư cho khách hàng phù hợp.
3.2.3. Nâng cao trình độ, năng lực làm việc cán bộ trong hoạt động tín dụng dụng
Yếu tố con người trong bất cứ trường hợp nào cũng đóng một vai trò quan trọng. Do vậy, việc nâng cao trình độ cán bộ, năng lực làm việc trong hoạt động tín dụng là cần thiết trong điều kiện hiện nay.
* Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng
Trước hết, nâng cao CLTD lệ thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo và chất lượng điều hành của lãnh đạo ngân hàng tại chi nhánh. Muốn vậy đội ngũ cán bộ này cũng cần thường xuyên được nâng cao. Đồng thời cần thường xuyên rà soát lại các quy trình, quy định nội bộ trong ngân hàng để hoàn thiện, bổ sung, nâng cấp và tránh sơ hở trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh cần lựa chọn cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, có tính trung thực,... bố trí làm việc ở bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tín dụng và tạo điều kiện cho họ làm việc một cách khách quan và độc lập.
Chi nhánh cần có kế hoạch luân chuyển cán bộ nghiệp vụ giữa các bộ phận. Đây cũng là biện pháp phòng ngừa rủi ro phát sinh, nâng cao CLTD.
Quản lý tốt cán bộ, theo dõi hành vi giao tiếp của CBTD đối với khách hàng, việc chi tiêu cá nhân vượt xa mức thu nhập cũng càng được xem xét nghiêm túc để ngăn ngừa tình trạng tiêu cực của cán bộ trong cho vay. Xử lý nghiêm các CBTD tiêu cực, nhũng nhiễu và có kế hoạch luân chuyển CBTD tránh tình trạng lạm dụng tín nhiệm để tư lợi.
Phải tuyển chọn những người có trình độ nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng một cách vững vàng, có kiến thức kinh tế - xã hội và pháp luật, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường. Như vậy mới có đủ khả năng để xem xét nhu cầu tín dụng một cách tổng quát, chính xác từ đó hoạch định được các CSTD phù hợp và đưa ra các phương pháp giải quyết đúng đắn.
Ngoài các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, cần phải nắm chắc pháp luật về kinh tế và ngân hàng, hiểu rõ các quy định và thể chế của ngành, có khả năng phân tích những sai sót trong văn bản chế độ, từ đó rút ra những ý kiến chỉ đạo, bổ sung về nghiệp vụ cho cấp dưới.
* Đối với đội ngũ CBTD
CBTD là lực lượng trực tiếp ảnh hưởng lớn đến quyết định CLTD. Nên việc nâng cao năng lực trình độ của CBTD là một đòi hỏi cấp thiết đối với Chi nhánh. Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ CBTD trên cả hai mặt chuyên môn và đạo đức.
- Nâng năng lực chuyên môn mới đáp ứng được yêu cầu tiếp cận, thẩm định các dự án, phân tích tính toán tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng một cách chính xác và nhanh chóng, cũng như hỗ trợ các khách hàng trong khâu lập phương án và phân tích tài chính. Hiện nay trình độ CBTD của NHCT Gia Lai không đồng đều và chưa cao, chưa đạt chuẩn theo quy định của NHCT do có một số cán bộ học chuyên ngành khác quá xa chuyên ngành ngân hàng, mặc dù có đào tạo lại nhưng trong công tác cũng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như thiếu sự nhanh nhạy và linh hoạt trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
CBTD không nên quá xem nặng việc phải có tài sản thế chấp, cầm cố, xem đó như là điều kiện quyết định khi cho vay. Điều cốt lõi là việc cho vay phải dựa trên phương án sản xuất có tính khả thi, có khả năng hoàn trả nợ vay.
- Cùng với việc nâng cao trình độ cho CBTD thì giáo dục, rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp cần được đưa lên hàng đầu, vì việc định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay nhất là giá trị quyền sử dụng đất là vấn đề nhạy cảm, dễ dẫn đến rủi ro vốn tín dụng.
- Phải có một đội ngũ CBTD chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ và có đạo đức tốt. Đội ngũ CBTD phải thường xuyên được tập huấn, trao đổi nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Phải được chú trọng đào tạo chuyên sâu về phương pháp kỹ năng thẩm định phương án, dự án vay