CV ngắn hạn trung dài hạn
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động: trong điều kiện ngày nay thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với Ngân hàng thương mại nói chung và NHCT Gia Lai nói riêng. Ngân hàng nhà nước có trung tâm tín dụng CIC, tuy nhiên hoạt động của trung tâm này chưa đánh giá hết được thông tin của khách hàng. Vì vậy các ngân hàng thương mại dựa chủ yếu vào hệ thống thông tin do mình thiết lập, do đó thông tin thường ít hiệu quả và không khái quát. Do vậy để giúp các ngân hàng thương mại giải quyết các khó khăn này, cũng như để phát triển hơn nữa hệ thống Ngân hàng Việt Nam, thì Ngân hàng nhà nước nên hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng hơn nữa. Nếu có thể thì các thông tin được cập nhật không chỉ về tình hình dư nợ mà còn về tình hình tài chính trong nước và thế giới một cách chi tiết hơn.
Tăng cường công tác kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng: nguyên nhân là hiện nay các Ngân hàng thương mại đang cạnh tranh khốc liệt bằng nhiều hình thức, do vậy để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại thì Ngân hàng nhà nước nên tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát Ngân hàng thương mại. Điều này còn bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng, vì bất cứ một ngân hàng nào chạy đua để cạnh tranh mà nới lỏng các quy định
của Ngân hàng nhà nước dẫn đến mất khả năng thanh toán đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các Ngân hàng thương mại khác. Công tác kiểm tra kiểm soát cần được thực hiện một cách nghiêm túc nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thương mại.
Xử lý tài sản đảm bảo: NHNN tăng cường hơn nữa phối hợp với các cơ quan pháp luật, tòa án để đưa ra những văn bản hướng dẫn, biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng hơn cho các ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay nhiều loại tài sản đảm bảo được thế chấp tại ngân hàng với đầy đủ giấy tờ sở hữu và công chứng, nếu khách hàng vay/chủ tài sản không phối hợp với ngân hàng việc xử lý tài sản đảm bảo thì ngân hàng khởi kiện ra tòa án, trải qua nhiều cấp xét xử theo quy định của pháp luật mới xong một bản án, quyết định có hiệu lực làm căn cứ yêu cầu thi hành án xử lý tài sản đảm bảo. Quá trình này gây thiệt hại lớn về cả thời gian lẫn chi phí cho ngân hàng. Kinh nghiệm từ một số nước, khi đã có hợp đồng thế chấp được công chứng thì bên cho vay có thể cầm hợp đồng công chứng đó để xử lý tài sản đảm bảo, bán tài sản thế chấp mà không cần bất cứ một quyết định nào thêm của pháp luật.