Phát triển chương trình đào tạo ngành Thiết kế Nội thất dựa trên năng lực

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 71 - 73)

- Thái độ (Attitude): Làm việc với đầy đủ ý thức, tinh thần trách nhiệm trong

4.Phát triển chương trình đào tạo ngành Thiết kế Nội thất dựa trên năng lực

ngành Thiết kế Nội thất dựa trên năng lực

* Mục tiêu hình thành năng lực lấy sinh viên làm trung tâm

Vấn đề mấu chốt trong việc giáo dục dựa trên năng lực là cần phải quan tâm tới việc sinh viên được phát triển những năng lực gì, tham gia những hoạt động gì... thay vì cách giáo dục truyền

thống chỉ quan tâm khi học xong sinh viên đạt được gì. Để làm được điều này giảng viên cần tổ chức các hoạt động đa dạng nhằm giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết các tình huống thực hành nghề nghiệp. Ngoài ra, cần hướng dẫn sinh viên tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi ý cách giải quyết vấn đề, tạo cơ hội để tiếp xúc nhiều với thực tế, có cơ hội thực hành và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Đối với sinh viên chuyên ngành Thiết kế Nội thất năng lực cần hình thành là năng lực cá nhân (khả năng làm việc độc lập, xác định mục tiêu, giải quyết vấn đề, kĩ năng mềm tin học - ngoại ngữ), năng lực chuyên môn (có hiểu biết về chuyên ngành được đào tạo, hiểu biết liên ngành, khả năng vận dụng nghề nghiệp vào cuộc sống...), năng lực phương pháp (khả năng phát triển, sáng tạo, nghiên cứu, tự học...), năng lực xã hội (giao tiếp, ứng xử, lãnh đạo, hợp tác, hoạt động xã hội…)

* Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động

Thực tiễn giáo dục đại học trên thế giới hiện nay (nhất là tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển) đã khẳng định tính ưu việt của cách tiếp cận năng lực đầu ra trong việc thiết kế, phát triển chương trình và tổ chức, quản lí quá trình đào tạo. Cách tiếp cận này tạo ra tiền đề cốt lõi trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục hiệu quả trên cơ sở hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa năng lực nghề nghiệp và năng lực thích ứng của người tốt nghiệp trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện nay.

Thiết kế chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực đầu ra, đồng thời, cũng tạo cơ hội gắn kết giữa các bên liên quan (cơ sở đào tạo, nhà tuyển dụng, nhà đầu tư v.v.), tăng cơ hội dạy học phân hóa, linh hoạt, mềm dẻo của quá trình đào tạo.

Để thực thi chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực đầu ra, mang tính thích ứng phát triển nghề nghiệp và dự báo đón đầu những thay đổi về

72 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion yêu cầu năng lực nghề nghiệp trong xã hội, thiết

nghĩ, mỗi cơ sở đào tạo cần chuyển đổi cơ cấu các khoa đào tạo theo chuyên ngành hẹp, khép kín

sang mô hình khoa theo lĩnh vực và loại hình đào

tạo.

Xuất phát từ cách tiếp cận năng lực, nội dung dạy học, nội dung các môn học cần được thiết kế, xây dựng hướng đến đến việc hình thành những năng lực vừa cụ thể, vừa khái quát cho một ngành nghề đào tạo.

Kết quả mong đợi cuối cùng đặt ra mức độ tối thiểu mà người học cần phải thực hiện được về mặt kiến thức và các năng lực hoạt động nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo. Danh mục các kết quả mong đợi chính là một “nhóm” các năng lực mà người học tối thiểu phải thực hiện được sau khi kết thúc một chương trình đào tạo.

Từ cách tiếp cận dựa trên hệ thống các kết quả mong đợi (hệ thống này luôn được cập nhật

hàng năm, định kì trên cơ sở phân tích nhu cầu lao động, sự thay đổi của bối cảnh xã hội và nghề nghiệp) có thể phân chia năng lực ra làm 3 nhóm

chính:

Nhóm năng lực Cốt lõi: chung cho một

ngành nghề đào tạo (ví dụ: Mỹ thuật công nghiệp)

Nhóm năng lực Cơ bản: chung cho một

chuyên ngành đào tạo (ví dụ: Thiết kế Nội thất, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Đồ họa...)

Nhóm năng lực Chuyên biệt: chuyên cho một

hoạt động, lĩnh vực cụ thể (ví dụ: chuyên viên diễn

họa, thiết kế kỹ thuật, thiết kế concept...)

- Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tích hợp: Trong đào tạo sinh viên các ngành mỹ thuật nói chung và chuyên ngành Thiết kế Nội thất nói riêng với đặc thù có nhiều môn học thực hành nên cần xây dựng CTĐT theo hướng tích hợp. Trong đó đảm bảo có một môn học được đào tạo chuyên sâu, mang tính chủ đạo. Bên cạnh đó, cần đào tạo chuyên sâu cả về tin học và ngoại ngữ, bởi lẽ đây là hai công cụ trọng yếu để giúp sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn- nghiệp vụ và đảm bảo cho hoạt động

thực hành nghề nghiệp có hiệu quả. Có như vậy, sinh viên mới thích ứng được công việc của mình sau khi ra trường.

Cần có hình thức tổ chức dạy học trong môi trường mở nghĩa là không chỉ đóng khung trong học đường mà còn tiếp cận với cuộc sống đa dạng, phong phú với nhiều hoạt động tích hợp (thực tế và tự học, tự rèn luyện). Các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như: cá nhân, nhóm, toàn lớp được thực hiện trong lớp học, vườn trường, xưởng trường, trải nghiệm thực tế, tham quan học tập. Các hoạt động học tập được thực hiện thông qua các phương pháp khác nhau như: học theo dự án, thực hành, workshop, trực quan, hợp đồng, tự học, tự nghiên cứu. Chính vì vậy, hoạt động quản lý giáo dục cần được thực hiện linh hoạt, mềm dẻo thiên về chất lượng công việc hơn là việc quản lý về thời gian.

5. Kết luận

Việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ là đòi hỏi bức thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Chất lượng đào tạo chỉ có thể được nâng cao khi quá trình đào tạo có sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của người sử dụng lao động nói riêng và nhu cầu xã hội nói chung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trên quan điểm của người sử dụng lao động, đào tạo đại học chỉ đạt được chất lượng khi sinh viên tốt nghiệp hội tụ được các năng lực chuyên môn, thái độ và động cơ làm việc và các kỹ năng làm việc cá nhân phù hợp với yêu cầu công việc. Điều này đòi hỏi cơ sở đào tạo cần xây dựng mối liên hệ mật thiết với khách hàng cuối cùng, thiết kế lại chương trình đào tạo để đạt được các chuẩn đầu ra theo yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Chương trình đào tạo cần đặc biệt chú ý nhắm đến xây dựng cho người học năng lực chuyên môn vững vàng đồng thời có thái độ và động cơ làm việc đúng đắn.

Đổi mới giáo dục đại học nói chung và cụ thể giáo dục đào tạo trong lĩnh vực Thiết kế Nội thất nói riêng là rất cần thiết và phù hợp với yêu

Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cầu của thị trường lao động. Những đòi hỏi của xã hội hiện đại cho thấy cần phải có một cách làm mới trong đào tạo các trường về Design. Tùy thuộc vào thực trạng cũng như nguồn lực sẵn có của từng cơ sở đào tạo để có những định hướng mang tính chiến lược, nghiên cứu những bài học kinh nghiệm trong nước và thế giới để tạo ra một phương thức đào tạo mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại.

Tài liệu tham khảo:

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 71 - 73)