Sự ảnh hưởng giữa hội họa trừu tượng trong thiết kế đồ họa

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 79 - 81)

- Thái độ (Attitude): Làm việc với đầy đủ ý thức, tinh thần trách nhiệm trong

2.Sự ảnh hưởng giữa hội họa trừu tượng trong thiết kế đồ họa

tượng trong thiết kế đồ họa

Giai đoạn đầu thế kỷ XX, hai cuộc chiến tranh thế giới đã xảy ra, thời gian giữa các cuộc chiến tranh được đánh dấu bằng những biến động xã hội và kinh tế sâu sắc trong các nước công nghiệp. Năm 1919, trường thiết kế Bauhaus được thành lập ở Weimar. Bauhaus được coi là cái nôi của chủ nghĩa Công năng hiện đại. Ở Bauhaus, người ta đề cao những nguyên tắc cơ bản, đặc biệt là nguyên tắc bố cục, lý thuyết màu sắc cơ bản. Wassily Kandinsky, Paul Klee, Modrian là những giáo sư giảng dạy về lý thuyết tạo hình và nhấn mạnh vào lý thuyết màu. Thiết kế đồ hoạ thời kỳ này chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa cấu trúc và hội họa trừu tượng. Như thiết kế áp phích (H1) ta thấy các nhà thiết kế đương thời sử dụng những mảng miếng hình khối cơ bản kết hợp trong bố cục, màu sắc sử dụng là những màu sắc rực rỡ, những màu “nguyên” kết hợp đặt cạnh nhau. Cách sử dụng yếu tố tạo hình này khác hẳn với lối thiết kế minh họa quảng cáo những sản phẩm cùng thời thường vẽ những hình trực quan của vật thể.

Một thế kỷ qua đi, đồ họa ứng dụng phát triển rất mạnh mẽ. Ấn phẩm đồ hoạ sử dụng các yếu tố cơ bản của trừu tượng ngày càng nhiều và đa dạng lĩnh vực hơn. Nếu khởi đầu ấn phẩm đồ hoạ sử dụng ngôn ngữ trừu tượng thường gắn với những trường thiết kế mỹ thuật, rồi lan dần sang lĩnh vực văn hoá- nghệ thuật (như âm nhạc, thời trang, lễ hội..) và đến giờ xuất hiện gần như ở tất cả các lĩnh vực khác (dịch vụ, thương mại…). Có chăng yếu tố trừu tượng được sử dụng ở mức độ nào đó. Ảnh hưởng của hội hoạ trừu tượng trong thiết kế đồ hoạ được hiểu nghĩa sát hơn là việc sử dụng ngôn ngữ trừu tượng vào trong thiết kế đồ hoạ. Ngôn ngữ trừu tượng đưa vào trong thiết kế sẽ chia thành 2 cấp bậc:

- Sử dụng hoàn toàn các yếu tố tạo hình trong hội hoạ trừu tượng vào thiết kế kế (phi vật thể khách quan) (H2)

- Sử dụng một phần các yếu tố tạo hình của hội họa trừu tượng vào trong thiết kế (vẫn còn vật thể khách quan) (H3) Khi sử dụng ngôn ngữ tạo hình của hội họa Trừu tượng này vào trong thiết kế ta sẽ thấy có những điểm tương đồng và những điểm tương phản với nhau.

Tương phản: hội họa Trừu tượng là hội

hoạ không có đối tượng, tác phẩm nhằm mục đích truyền tải cảm xúc cá nhân, cái tôi của họa sĩ. Ngược lại, tác phẩm thiết kế đồ hoạ là một ấn phẩm để phục vụ cho số đông người xem, để truyền bá thông tin đến cho người xem được nhanh và hiệu quả nhất. Đây là sự tương phản lớn nhất trong mối quan hệ trừu tượng và thiết kế đồ hoạ: nếu dùng ngôn ngữ tạo hình của trừu tượng để thiết kế vậy thông điệp có truyền đạt được đến cho tất cả người xem? Thứ hai đó là “cảm xúc” của ngôn ngữ trừu tượng mang lại, với tranh trừu tượng người xem tự cảm nhận theo cách riêng của mình. Ấn phẩm đồ hoạ dùng ngôn ngữ trừu tượng lại hướng số đông

80 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion người xem đến một xúc cảm, một thẩm mỹ

chung.

Để trả lời vấn đề thứ nhất, ta quay lại các yếu tố cấu thành ấn phẩm đồ hoạ: chữ - chữ vừa là yếu tố tạo hình vừa là yếu tố thông tin. Gần như ấn phẩm đồ hoạ nào cũng phải có chữ. Đối với những thiết kế sử dụng nhiều hoặc hoàn toàn ngôn ngữ trừu tượng chúng ta sẽ có chữ để đem lại thông tin cho người xem. Đối với những thiết kế kết hợp yếu tố trừu tượng và vật thể, mặc nhiên thiết kế đó đã thể hiện một phần nội dung thông tin rồi. Tự thân yếu tố màu sắc, điểm, tuyến, mảng... đã có tiếng nói riêng của mình: dữ dội hay nhẹ nhàng, tĩnh lặng hay bùng cháy … Yếu tố tạo hình trừu tượng lúc này góp phần chú giải bổ sung, gia tăng cảm xúc và yếu tố thẩm mỹ cho tác phẩm thiết kế.

Hội họa trừu tượng khai phá tâm lý cá nhân (nội giới), cái tôi và cảm xúc của nghệ sĩ được tôn vinh tuyệt đối. Trong ấn phẩm đồ hoạ lại khác: cảm xúc trong ấn phẩm không chỉ đơn thuần là cảm xúc của nhà thiết kế mà là cảm xúc và tâm lý của cả cộng đồng. Khi thiết kế, người thiết kế phải tìm hiểu tâm lý cộng đồng hoặc ở từng vùng địa lý khác nhau, tìm hiểu tâm lý giới tình lứa tuổi khác nhau với đối tượng cần quảng bá (như đối tượng nghệ thuật trong hội họa). Việc sử dụng yếu tố tạo hình trừu tượng vào ấn phẩm đồ hoạ, bằng cách nào đó nhà thiết kế đã muốn truyền tải cảm xúc vào tác phẩm nhiều hơn. Tác phẩm thiết kế đồ hoạ lúc này không còn là một ấn phẩm quảng bá thông tin khô khan mà xúc tích giàu tình cảm dễ đi vào lòng người. Đối với mỗi ấn phẩm mà người xem đọc được tình cảm trong đó, khơi gợi được cảm xúc của cá nhân đó chính là thành công và đích đến của mỗi tác phẩm và tác giả.

Tương đồng: xuất phát điểm của hội

họa và thiết kế đó là sự sáng tạo. Sáng tạo là năng lực đặc biệt mang tính đặc trưng của con người, thể hiện khả năng vượt trội của con người. Chủ thể sáng tạo trong hội họa trừu

tượng có khác so với chủ thể sáng taọ trong thiết kế. Chủ thể sáng tạo của hội họa trừu tượng là của cá nhân họa sĩ, còn của thiết kế là họa sĩ thiết kế hoặc nhóm thiết kế thông qua những buổi brainstoming (họp nhóm đưa ra ý tưởng chung). Trong ngôn ngữ tạo hình của hội họa Trừu tượng và đồ hoạ đều bao gồm: các điểm, tuyến, mảng, diện, màu sắc được sử dụng linh hoạt. Các yếu tố này trong hội họa trừu tượng và trong tác phẩm thiết kế không phải được nghệ sĩ tùy tiện dùng và đặt mà phải được bố cục hợp lý, chặt chẽ (yếu tố tư duy). Tranh trừu tượng hay ấn phẩm đồ hoạ đều được thể hiện trên mặt phẳng hai chiều, có hoặc không có thể hiện không gian và thời gian. Cả Hội họa Trừu tượng và thiết kế đồ hoạ đều theo đuổi mục đích cuối cùng đó là đi tới xúc cảm, cảm giác của người xem và người vẽ/ người thiết kế.

Đối với mỗi loại hình đồ hoạ sẽ chỉ thích hợp việc sử dụng hoàn toàn hoặc 1 phần ngôn ngữ trừu tượng vào thiết kế. Thiết kế đồ hoạ sử dụng hoàn toàn yếu tố trừu tượng vào trong thiết kế sẽ phù hợp với những ấn phẩm mang tính văn hóa nghệ thuật cao như: chương trình âm nhạc, chương trình nghệ thuật biểu diễn, chương trình thời trang, triển lãm nghệ thuật…. Thiết kế đồ hoạ sử dụng một phần ngôn ngữ trừu tượng vào trong thiết kế thì được dùng rộng rãi và đa dạng hơn gần như ở mảng chính trị, thương mại hay văn hóa đều có thể áp dụng được.

Nhiệm vụ của ấn phẩm đồ hoạ là phải truyển tải được thông điệp mang ý nghĩa nội dung tới người xem một cách hiệu quả nhất. Tác phẩm đồ hoạ mang ngôn ngữ của hội họa trừu tượng không những truyền tải được thông điệp cho người xem mà còn truyền được cảm xúc, chất cảm trong các vấn đề cần quảng bá, từ đó khơi gợi sự thích thú háo hức và khám phá những điều ẩn chứa đằng sau cái “trừu tượng” trong đó.

Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 81

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 79 - 81)