Chất liệu đặc sắc cùng lối vẽ/ chạm khảm đặc biệt

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 35)

khảm đặc biệt

Tranh gương tuy có nhiều chủ đề khác nhau, nhưng đều giống nhau về kỹ thuật, về cách vẽ, và về cách phối màu trong tranh. Chất liệu của tranh gương là bột màu pha keo, hoặc sơn, được các nghệ nhân vẽ hoặc khảm xà cừ trực tiếp vào mặt sau của gương theo lối “phản họa”. Đây là lối vẽ âm bản ở mặt sau để khi nhìn mặt trước của tranh thành dương bản. Lối vẽ này đã khiến cho các tác phẩm tranh gương trở thành những tác phẩm bích họa đặc biệt, có giá trị cả về mặt thẩm mỹ, nghệ thuật và cả về mặt lịch sử văn hóa.

Theo PGS.TS Phan Thanh Bình, hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Huế nhận định: “Kỹ thuật vẽ ngược chiều đòi hỏi họa sĩ, nghệ nhân phải hết sức tài hoa, khéo léo và có trí tưởng tượng cực kỳ phong phú mới có thể thực hiện được.

Do kỹ thuật phức tạp, sự tư duy về mặt hình tượng là rất riêng. Người vẽ phải tưởng tượng phía bên kia (mặt trái) để nhìn xuyên từ kính qua (mặt phải) đòi hỏi dự phối hợp giữa tư duy, kỹ thuật, chất liệu và đặc trưng phản ánh. Vì thế mà trong từng đường nét cũng phải tính toán là nét trên hay nét dưới, độ đậm như thế nào, từng mảng màu chồng, phối hợp như thế nào để tạo ra hiệu quả của cách nhìn. Bố cục, không gian, tả về chiều sâu cũng cũng phải như vậy. Tất cả tạo nên nét riêng, độc đáo và cực kỳ tinh tế của tranh gương và đó cũng chính là những đặc trưng mà không có loại hình mỹ thuật nào của Huế có được"

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)