Giá trị về lịch sử

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 37)

Trên phương diện thưởng ngoạn, những bức bích họa trên gương có thể đơn thuần nói lên cảnh đẹp của thiên nhiên, phong cảnh non nước hữu tình của xứ Huế, tài hoa của người nghệ nhân vẽ hoặc khảm tranh, sự chi li tỷ mỷ của người làm khung, và sự xuất chúng của người ngự chế. Nhưng với người nhà nghiên cứu, bên cạnh giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, ở mỗi tác phẩm tranh gương lại mang trong mình những cứ liệu lịch sử quan trọng. Đặc biệt, ở các tác phẩm bích họa đề vịnh hai mươi cảnh đẹp của xứ Huế, đó là những nguồn tư liệu căn cứ quý giá trong

việc trùng tu phục dựng các di tích có trong thơ. Khi nhắc đến những giá trị về mặt lịch sử của các bức bích họa, TS Phan Thanh Hải - giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khẳng định: “Với chúng tôi loại tranh gương có giá trị lịch sử rất lớn bên cạnh giá trị nghệ thuật, nhất là bộ Thần kinh nhị thập cảnh vịnh 20 cảnh đẹp của đất thần kinh hay một số thắng cảnh của cố đô Huế ngoài những cảnh chính còn được vẽ rất nhiều tiểu cảnh nổi tiếng như bộ tranh vẽ các cảnh của vườn Cơ Hạ hay vẽ về các cảnh của hồ Tịnh Tâm. Việc nghiên cứu phục hồi các di sản văn hóa, đặc biệt với các vườn thượng uyển, các danh thắng nổi tiếng của cố đô Huế phải căn cứ vào rất nhiều nguồn tư liệu. Tư liệu về tranh gương hết sức quý vì nó phản ánh rất trực quan, sinh động phong cảnh đúng của triều Nguyễn khi xưa mà đã được thể hiện trước hết là bởi các họa sĩ, các nghệ nhân của Bộ Công của triều Nguyễn và sau đó được các họa sĩ Trung Hoa thể hiện trên tranh gương.”(hình 3,4)

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)