doanh nghiệp trong đào tạo
Có nhiều cơ sở đào tạo cũng xây dựng các xưởng thiết kế để phục vụ công tác giảng dạy, song với máy móc thiết bị còn lạc hậu, thiếu thực tế dẫn đến việc thực hành chỉ mang tính hình thức và còn nặng về lý thuyết suông. Các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng sản xuất sản phẩm công nghiệp luôn luôn phải đầu tư trang bị máy
móc, thiết bị mới bởi sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Việc liên kết đào tạo với các doanh nghiệp sản xuất là vô cùng quan trọng, giúp cho nhà trường lấp đầy khoảng trống khi chưa có điều kiện đầu tư máy móc hiện đại. Các sản phẩm mỹ thuật công nghiệp đều gắn liền với nền công nghiệp, không ai phủ nhận vai trò của máy móc. Tạo dáng công nghiệp là một ngành của nghệ thuật tạo hình, công việc thiết kế sản phẩm công nghiệp vẫn là hoạt động nghệ thuật. Máy móc chỉ là công cụ hỗ trợ, chúng không thể thay thế con người trong sáng tạo nghệ thuật. Nhưng, để nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp sản xuất phải cập nhật công nghệ mới, do đó việc liên kết với đào tạo giúp sinh viên được hưởng lợi từ những đầu tư trang bị của doanh nghiệp. Sinh viên được tiếp cận với trang thiết bị hiện đại, giúp cho sinh viên có những nhận thức mới trong tư duy sáng tạo. Tạo dáng công nghiệp là hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại. Do đó, trong chương trình dạy và học phải gắn kết đào tạo với cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ thuật công nghiệp. Việc thiết kế các bài học phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn, có thể đưa vào sản xuất công nghiệp. Tránh những trường hợp bài học xa rời thực tế đất nước như tạo dáng xe ô tô, máy bay... trong khi những nền công nghiệp này của chúng ta còn non trẻ, chủ yếu là lắp ráp và chuyển giao công nghệ với nước ngoài. Nhà trường cần liên kiết với các doanh nghiệp, xí nghiệp, xưởng sản xuất..., để đưa sinh viên tham quan học tập, cũng như thiết kế chương trình đào tạo gắn với thực tế. Sinh viên sẽ được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp. Nhà thiết kế - Nhà tạo dáng tương lai, trong suốt quá trình học tập, phải
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 29
luôn giữ mối quan hệ mật thiết với các kỹ thuật viên và các chuyên gia liên quan. Mối quan hệ này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, cũng như tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. Nhằm thỏa mãn hài hòa giữa tính công năng và tính thẩm mỹ. Mỹ thuật và khoa học công nghệ luôn luôn đồng hành trong các hoạt động sáng tạo sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đây là điều tất yếu khi đào tạo ngành Tạo dáng công nghiệp.
H.3. Xưởng Thiết kế - tạo dáng phương tiện giao thông, Học viện Hàn lâm Mỹ thuật công nghiệp quốc gia Mátxcơva, mang tên Stroganov, LB Nga. Nguồn: https://www.ico-
d.org/2016/05/11/stroganov.php
Trong chương trình học, cần đưa ra những bài tập cụ thể theo đặt hàng của doanh nghiệp. Điều này vừa mang giá trị thực tiễn, vừa làm quen với cách tự tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, các doanh nghiệp nhận ra những lợi ích mà thiết kế sản phẩm có thể mang lại cho doanh nghiệp của mình, xây dựng mối quan hệ bền vững hai bên cùng có lợi. Ngoài ra, các sản phẩm được doanh nghiệp đưa vào sản xuất cũng tạo nguồn thu nhập cho sinh viên khi đang còn học tập tại trường. Đây là cách làm mà khoa Mỹ thuật của trường Gangneung Wonji, thành phố Gangwon – do, Hàn Quốc áp dụng.
Do thời gian học tập tại trường là quá ít cho một chương trình đào tạo 4 – 5 năm. Sinh viên không thể có tay nghề
thành thạo, nếu không đầu tư nhiều thời gian thực hành, bởi lao động nghệ thuật luôn là một quá trình mài dũa và khổ luyện. Sản phẩm mỹ thuật ứng dụng của người Việt phải phù hợp với nhân trắc học cũng như tâm lý, tình cảm của cộng đồng dân cư. Nếu không, các sản phẩm đó sẽ không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Học tập trong các môi trường sản xuất của các doanh nghiệp mang lại lợi ích thiết thực. Những kiến thức mà sinh viên thu được xuất phát từ thực tế cuộc sống. Đó là những bài học sống động, bổ ích mà họ mang theo trong hành trang của mình sau khi tốt nghiệp.