Thực trạng giảng dạy mỹ thuật ứng dụng hiện nay

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 60 - 62)

- Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế

2. Thực trạng giảng dạy mỹ thuật ứng dụng hiện nay

thuật ứng dụng hiện nay

Phương pháp giảng dạy trong đào tạo họa sĩ Thiết kế mỹ thuật ứng dụng chủ yếu vẫn là truyền nghề, truyền kinh nghiệm. Tố chất "nghề" gắn với "kỹ năng thực hành" là năng lực không thể thiếu ở người họa sĩ thiết kế từ trước đến nay.

Trong việc đào tạo kiến thức mỹ thuật cơ sở (hình họa, cơ sở tạo hình, trang trí, bố cục…) cho sinh viên mỹ thuật ứng dụng hiện nay, cũng tồn tại nhiều quan niệm chưa thống nhất. Một số họa sĩ thiết kế là giảng viên mỹ thuật lâu năm cho rằng: “Khi phác thảo ý tưởng, mọi họa sĩ, dù là nhà thiết kế mỹ thuật ứng dụng (designer), cũng phải có kỹ năng vẽ bằng tay thuần thục để cho kịp những suy nghĩ, ý tưởng nảy ra trong đầu. Máy tính chẳng qua chỉ là phương tiện, công cụ giúp hoàn thiện ý tưởng ấy. Nếu như sinh viên học mỹ thuật ứng dụng mà vẽ hình họa đạt như sinh viên mỹ thuật tạo hình thì càng tốt? Không nên hướng dẫn sinh viên bắt chước cái của người khác.

trong thực tế hiện nay đa số sinh viên chỉ tập trung vào việc lo diễn họa cho sản phẩm đẹp mắt, giống thật nhất mà bỏ

Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 61

qua phần nghiên cứu phát triển ý tưởng sao cho có hệ thống, nội dung hay chủ đề, tính khả thi ứng dụng của sản phẩm thiết kế.

Trong việc đào tạo kiến thức mỹ thuật cơ sở (hình họa, cơ sở tạo hình, trang trí, bố cục, phương pháp thiết kế…) cho sinh viên mỹ thuật ứng dụng hiện nay, cũng tồn tại nhiều quan niệm chưa thống nhất. Một số họa sĩ thiết kế là giảng viên mỹ thuật lâu năm cho rằng: “Khi phác thảo ý tưởng, mọi họa sĩ, dù là nhà thiết kế mỹ thuật ứng dụng (designer), cũng phải có kỹ năng vẽ bằng tay thuần thục để cho kịp những suy nghĩ, ý tưởng nảy ra trong đầu. Máy tính chẳng qua chỉ là phương tiện, công cụ giúp hoàn thiện ý tưởng ấy. Nếu như sinh viên học mỹ thuật ứng dụng mà vẽ hình họa đạt như sinh viên mỹ thuật tạo hình thì càng tốt? Không nên hướng dẫn sinh viên bắt chước cái của người khác, vẽ hình họa theo kiểu Manga, Chibi, mà cần phải dạy các em vẽ đúng, có phân tích và tưởng tượng, khi vững cơ bản rồi thì bóp hình kiểu gì cũng thấy hợp lý” (1).

Song, có những ý kiến lại không đồng tình khi cho rằng, các nhà thiết kế đồ họa, thời trang, nội thất, tạo dáng công nghiệp không cần và không phải vẽ như họa sĩ. Họ chỉ cần biết thành thạo sử dụng các phần mềm thiết kế trong máy tính là được. Theo hướng quan niệm này, một bài vẽ hình họa không cần thiết phải đi chuyên sâu thâm diễn mà chỉ cần khái quát được về đặc điểm hình thể, khối, chất và biểu cảm vật mẫu qua kỹ năng quan sát, phân tích hình khối, hệ thống đường nét, sáng tối, hòa sắc, bố cục… từ mẫu vẽ của không gian ba chiều thể hiện trên khổ giấy hai chiều, biết lắp ghép, sắp xếp mẫu mã đồ vật như bàn, ghế, giường, tủ (thiết kế nội thất) quần, áo, váy…(thiết kế thời trang),

xe cộ (tạo dáng), bao bì, tem, nhãn (đồ họa, quảng cáo)… sao cho phù hợp với kích thước, tỷ lệ và công năng sử dụng phục vụ con người.

Như vậy qua các ý kiến về vai trò của các môn học mỹ thuật cơ sở đối với việc đào tạo giảng dạy, học tập ngành mỹ thuật ứng dụng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập nhằm mục đích đào tạo hiệu quả các họa sĩ thiết kế sản phẩm ứng dụng để phục vụ con người, thị trường... các sản phẩm Đồ họa, Nội thất, Thời trang, Tạo dáng Công nghiệp, nếu không hiểu và nắm bắt được nhu cầu thị trường lao động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam nói riêng và trên thị trường quốc tế nói chung thì thiết kế ra sản phẩm không phục vụ được con người. Mặt khác thiết bị công nghệ cũng rất hữu ích hỗ trợ tốt cho việc giảng dạy, học tập thiết kế, thay đổi so sánh các phương án, giả định không gian, tạo không gian ảo…đến quy trình chế tác sản phẩm, tính toán vật liệu, dự toán kinh tế sản phẩm…họa sĩ thiết kế cũng chưa được vận dụng một cách đồng bộ có hệ thống, mà cần tập chung vào một số phần để giải quyết công việc hay bài tập trước mắt.

Một số giảng viên lên lớp thiếu cập nhật thông tin hoặc khả năng, kỹ năng chuyên môn còn yếu, giảng dạy chưa tâm huyết dẫn đến sinh viên khó hiểu, học tập thiếu nhiệt huyết. Mặt khác do tuyển sinh đầu vào chất lượng sinh viên có năng khiếu thật sự giữa các trường không đồng đều.

Do đó, hơn bao giờ hết, cần đánh giá, điều chỉnh mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập nâng cao chất lượng đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong việc tiếp nhận, sử dụng nguồn nhân lực thiết kế mỹ thuật. Cần đào tạo ra những

62 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion họa sĩ, những nhà thiết kế sáng tạo có năng

lực tư vấn thiết kế các công trình, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng đảm bảo các tiêu chí, nhu cầu sử dụng phù hợp với thị trường là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh của xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)