Giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học xu thế mới trong đào tạo

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 69 - 70)

- Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế

3.Giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học xu thế mới trong đào tạo

năng lực người học - xu thế mới trong đào tạo trước yêu cầu hội nhập quốc tế

* Nhu cầu xã hội xác định năng lực cần đào tạo

Từ những thực trạng đã phân tích nêu trên đặt ta câu hỏi giáo dục nên tiếp cận theo hướng nào? Với phương pháp giáo dục truyền thống (hiện nay đa số các trường đào tạo ngành Thiết kế Nội thất vẫn thực hiện) là theo hướng tiếp cận nội dung. Tiếp cận nội dung là cách nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực/môn học nào đó. Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học cần biết cái gì? Với cách tiếp cận này, hiện nay các trường đào tạo ngành Thiết kế Nội thất chủ yếu vẫn dựa vào yêu cầu nội dung kiến thức mang tính “hàn lâm”, nặng về lý thuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học. Bên cạnh đó, chương trình truyền thống có thể hoặc không thể xác định cụ thể các mục đích đào tạo. Mặc dù hiện nay các chương trình đào tạo ngày càng tập trung nhiều hơn vào mục tiêu, kết quả học tập trong lĩnh vực đào tạo cụ thể là Thiết kế Nội thất, chú ý đến khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của sinh viên sau khi ra trường.

Tiếp cận năng lực đầu ra là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những khả năng hoặc kĩ năng mà người học mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học

70 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion biết và có thể làm được những gì? Đây là phương

pháp đào tạo phù hợp với xu thế của xã hội. Việc thiết kế một chương trình dựa vào năng lực đòi hỏi phải mang đến sự tương thích lớn hơn với nhu cầu xã hội. Các nhu cầu của cộng đồng xã hội liên quan đến ngành nghề đào tạo sẽ định hướng việc xây dựng các chuẩn đào tạo hoặc những năng lực cần có phù hợp với ngành nghề.

Hiểu theo nghĩa so sánh, mục tiêu học tập “định hướng” chương trình giáo dục dựa vào năng lực, trong khi ở mô hình đào tạo truyền thống thì chương trình lại “định hướng” mục tiêu học tập. Sơ đồ dưới đây thể hiện sự khác biệt giữa chương trình giáo dục dựa vào mục tiêu truyền thống với chương trình giáo dục dựa vào năng lực.

Sơ đồ so sánh chương trình đào tạo dựa vào năng lực với một số chương trình đào tạo truyền thống có thể thấy rõ 3 ưu điểm. Một là chương trình đào tạo dựa vào năng lực sắp xếp, kết nối các nhu cầu cụ thể của ngành học với các năng lực hành nghề cần được huấn luyện. Nói cách khác, nhu cầu này hướng dẫn việc đưa ra các quyết định về những điều mà sinh viên tốt nghiệp của các chương trình giáo dục phải có khả năng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và xã hội. Hai là giáo dục dựa vào năng lực sử dụng những năng lực này để phát triển và thực hiện chương trình dạy học nhằm tạo ra các giá trị kiến thức bắt buộc và các kỹ năng của người học để họ đạt được những năng lực ấy. Cuối cùng, giáo dục dựa vào năng lực sử dụng chính tập hợp các năng lực này để phát triển các chương trình đánh giá nhằm xác định mức độ mà các năng lực đạt tới được.

* Giáo dục dựa vào năng lực

Giáo dục đại học Việt Nam đang từng bước chuyển từ giáo dục theo tiếp cận nội dung

sang giáo dục tiếp cận năng lực (Competency- Based Training-CBT). Bước chuyển đổi này là phù hợp với tình hình thị trường lao động hiện nay khi mà năng suất lao động của Việt Nam luôn ở mức thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế rất yếu.

Để người học có thể nhanh chóng hòa nhập thực tế công việc, có năng lực đáp ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp/công ty, rút ngắn thời gian đào tạo .v.v. đa phần các hệ thống dạy nghề nói riêng và đào tạo đại học nói chung trên thế giới hiện nay chuyển sang tiếp cận theo năng lực thực hiện.Với tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện (tiếp cận CBT), nội dung đào tạo là năng lực giải quyết các tình huống nghề nghiệp tại một vị trí làm việc trong doanh nghiệp/công ty. Đơn vị của năng lực thực hiện là các thành tố năng lực, mà các thành tố này xác định bởi công việc (task) mà người lao động phải thực hiện. Để thực hiện một công việc, người lao động cần phải có:

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 69 - 70)