Đào tạo theo mô hình xưởng 1 Làm việc với chuyên gia

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 26 - 28)

2.1. Làm việc với chuyên gia

Cần phải xác định rằng đào tạo ngành Tạo dáng sản phẩm công nghiệp là đạo tạo nguồn lực làm nghề thiết kế, có kỹ năng hành nghề được trang bị kiến thức ở bậc đại học. Đảm bảo các tiêu chí về: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ. Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp phải có khả năng hành nghề, để thực hiện các công việc cụ thể của nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ý tưởng sáng tạo sẽ được chắp cánh nếu người thiết kế có kỹ năng biến chúng thành những sản phẩm, có khả năng đưa vào sản xuất công nghiệp, phục vụ nhu cầu thực tiễn của con người. Khả năng thực tế hóa các sản phẩm tạo dáng công nghiệp chỉ có ý nghĩa, nếu

nhà tạo dáng biến phác thảo trên bản vẽ 2D thành sản phẩm cụ thể trong không gian 3D. Muốn làm được điều này, ngay khi còn học tập trên nghế nhà trường, các nhà tạo dáng tương lai phải có nhiều thời gian thực hành, làm việc trong môi trường thực tế. Các chương trình đạo tạo phải xây dựng chuẩn đầu ra, trong đó kỹ năng thực hành là một trong những tiêu chí quan trọng. Nhưng trong thực tế, nhiều cơ sở đào tạo không đủ điều kiện mở các xưởng thực hành, thiếu trang thiết bị để thực tập. Chính vì vậy, việc liên kết với các xưởng thiết kế, tạo dáng, phân xưởng sản xuất nhằm mục đích đưa sinh viên đến thực hành, học tập với chuyên gia. Để đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực, cũng như đáp ứng được nhu cầu xã hội phù hợp với thời đại là: có năng lực sáng tạo, tính chuyên nghiệp. Giáo dục đào tạo luôn gắn kết vối thực tiễn cuộc sống. Vấn đề đặt ra là: sinh viên ra trường phải sống bằng nghề nghiệp, chứ không phải là những người chỉ bán ý tưởng.

Được học tập và làm việc với các chuyên gia – những người giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm hành nghề, sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho việc đào tạo nghành nghề cho sinh viên. Quá trình làm việc với họ giúp cho người học tích lũy được nhiều kinh nghiệm của các thế hệ đi trước. Giúp sinh viên tiết kiệm được thời gian trải nghiệm nghề nghiệp. Được xem, học hỏi các thao tác của chuyên gia giúp họ hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp nhanh hơn. Những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, Ban Giám hiệu đã chủ động mời giảng dạy về nghề khảm sành sứ Nghệ nhân Trương

Văn Lập (Cửu lập), nhờ vào tài năng của mình đã được vua Bảo Đại phong hàm “Cửu phẩm” vào năm 1936. Nghệ nhân

Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 27

chạm khắc gỗ Phan Thế Huề, nghệ nhân cuối cùng của triều Nguyễn được mời làm giảng viên Bộ môn Điêu khắc. Tuy không biết chữ những phương pháp truyền miệng của các cụ vô cùng độc đáo, đã truyền ngọn lửa đam mê nghề nghiệp cho nhiều thế hệ sinh viên. Nhưng hơn tất cả là tình yêu, sự kế thừa tinh hoa mỹ thuật cổ truyền mà cụ truyền cho các thế hệ con cháu.

Ở nước Nga, các giảng viên giảng dạy tại các trường Mỹ thuật Tạo hình, Mỹ thuật Công nghiệp đều là các nhà chuyên môn có uy tín, được nhà nước hay các Viện Hàn lâm mời giảng dạy sau khi đã đạt những thành tựu trong nghề nghiệp. Trong các trường Mỹ thuật như Học viện Hàn lâm Mỹ thuật quốc gia Surikov, Học viện Hàn lâm Mỹ thuật Công nghiệp quốc gia Stroganov, đều có các xưởng thực hành như: xưởng đá, gỗ, thủy tinh, gốm…, điều hành các xưởng này không phải các giáo sư mà là các bậc thầy vễ kỹ thuật vật liệu chuyên ngành. Trong lần tham quan, trao đổi kinh nghiệm với trường Mỹ thuật Lasalle (Singapore), người viết được chứng kiến các chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại xưởng của trường. Họ là những nhà thiết kế - tạo dáng có uy tín, tên tuổi trên thế giới, được nhà trường mời thỉnh giảng. Điều này không những nâng cao vị thế, uy tín của trường, mà còn giúp sinh viên mở rộng kiến thức và tầm nhìn ra khỏi phạm vi một quốc gia.

H.1 Xưởng tạo dáng, Trường Nghệ thuật, Tạo dáng và Truyền thông, Đại học Tạo dáng và Truyền thông, Đại học Nanyang Singapore. Nguồn: Tác giả.

2.2. Học tập tại xưởng

Mô hình xưởng trong trường được các nước phương Tây áp dụng từ rất sớm, cũng như việc làm quen với môi trường lao động nghệ thuật, sản xuất sản phẩm công nghiệp. Học tập và làm việc tại xưởng đem lại những hiệu quả thiết thực, đó là khả năng làm việc tập thể. Ngoài học từ chuyên gia, họ còn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, hợp tác trong công việc trong các dự án lớn. Bởi lẽ, năng khiếu không phân đều cho tất cả mọi người. Mỗi một sinh viên có thế mạnh riêng của mình, họ sẽ chọn đúng sở trường chuyên môn của mình trong quá trình học tập. Đây là bài học vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay, do đó việc mở những xưởng thiết kế, sản xuất trong các cơ sở đào tạo là vô cùng cần thiết để gắn kết học đi đôi với hành, cho sinh viên khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Tránh những bỡ ngỡ, thiếu tự tin khi bắt đầu hành nghề tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, làm việc trong môi trường thực tế, được thấy kết quả công việc của mình giúp cho họ nuôi dưỡng những cảm xúc thẩm mỹ, yêu nghề hơn. “Nghệ thuật phải là phương tiện chuyển tải những cảm xúc làm rung động lòng người. Cảm hứng sáng tạo chỉ có thể có trong quá trình lao động. Nếu như Nhà thiết kế thiếu sự rung cảm của tâm hồn Việt Nam, thì sản phẩm không thể mang tính dân tộc” (1). Điều này lý giải một phần tại sao có những sản phẩm tạo dáng không phù hợp với tâm lý thụ cảm nghệ thuật của người Việt, thiếu cái “hồn” của sản phẩm và trở nên xa lạ với đại đa số quần chúng nhân dân.

28 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion

H.2. Xưởng thực hành chất liệu, Khoa Mỹ thuật, trường Gangneung Wonji, thành phố Gangwon – do, Hàn Quốc. Nguồn: Tác giả.

Lý thuyết phải gắn liền với thực hành, trong quá trình tiếp thu lý thuyết tại xưởng, sinh viên có điều kiện để thấy người thầy thị phạm, thao tác trên máy móc, thiết bị. Đây là những bài học từ thực tế sinh động, giúp cho người học dễ nắm bắt kiến thức hơn là những bài giảng lý thuyết khô khan trên các giảng đường. Dạy và học hiện nay mang tính truyền bá kiến thức đại trà, do đó mô hình học tại xưởng hướng đến đào tạo từng con người về kỹ năng hành nghề. Trong quá trình học tại xưởng, các kỹ năng của sinh viên sẽ được bộc lộ và được tôi luyện. Được chứng kiến cách làm việc của các chuyên gia giúp cho sinh viên có những hứng thú trong công việc. Bởi lẽ, một hành vi sáng tạo nhiều khi gây nên niềm cảm hứng cho một hành vi sáng tạo khác.

Một phần của tài liệu tap-chi-so-57.2019-e1 (Trang 26 - 28)