GS. Chu Quang Trứ thì cho rằng: “Đối chiếu số tranh được biết, nguồn tài liệu trên đáng tin, song không hoàn toàn đúng với số tranh hiện có dù chỉ ở ngay trong các điện thờ” [2]. Theo GS, tranh gương xứ Huế có 3 nguồn xuất xứ ứng với ba dòng tranh gương sau:
Dòng tranh với các bài thơ ngự chế - tranh thi họa: Loại tranh gương này do các Vua triều Nguyễn đặt hàng từ Trung Quốc, do các nghệ nhân Trung Quốc vẽ. Các tác phẩm thuộc dòng tranh này được vua Thiệu Trị (1841 - 1847) - vị vua thứ ba của vương triều Nguyễn tại Đại Nam ngự chế về hai mươi thắng cảnh của đất Thần Kinh xưa do vua xếp hạng. Chùm thơ của vua Thiệu Trị có 20 bài thơ ca ngợi thắng cảnh đẹp của thiên nhiên xứ Huế trên đất Thần kinh, trong đó gồm 7 thắng cảnh tự nhiên và 13 thắng cảnh nhân tạo, hoặc là sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo. Đến năm 1844 đến 1845, Vua Thiệu trị đã ra lệnh cho Nội Các phải cố định hóa chùm thơ của ông bằng nhiều hình thức: In ấn thành sách có minh họa (bộ Ngự đề Đồ Hội Thi tập), hoặc vẽ tranh treo tại các cung điện. Ngoài ra cò có các tác phẩm tranh vịnh các mùa trong năm, vịnh các cảnh vật mà vua bất chợt tức cảnh đề thơ...Cụ thể
“Trong lăng Tự Đức, ở điện Xung Khiêm có 12 bức tranh kính, trên góc tranh có bài thơ “Ngự chế” với niên hiệu “Thiệu Trị Ất Tị (tức 1845). Bên điện Lương Khiêm cũng có một số loại tranh này. Tất cả đều được đóng khung, chạm rất cầu kỳ, chi li đến mức tinh tế và thếp vàng rực rỡ” [3]. Đây cũng là dòng
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 35
trong chốn cung đình triều Nhà Nguyễn (hình 1, 2).
Dòng tranh có chủ đề: Dòng tranh này thể hiện các tích truyện lịch sử, các điển tích trong lịch sử Nho giáo như: Chuyện Chiêu Nho giảng kinh; Dạ phân giảng kinh; Nhậm dụng tam kiệt... “Ở điện Lương Khiêm còn một số tranh không có thơ, có ghi tên tranh thuộc tích truyện lịch sử Trung Quốc, phần lớn thuộc thời Hán” [4].
Dòng tranh gương thứ ba: Là dòng tranh gương tĩnh vật với hai chủ đề chính là: tranh bát bửu cồ đồ và tranh về các loại hoa quả. Các bức bích họa tĩnh vật được triều Nguyễn treo tại lăng Minh Mạng và lăng Đồng Khánh. Đây là dòng tranh do người Việt sáng tác, chúng có niên đại vào khoảng những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. “Loại tranh kính thứ 3 có ba bức ở điện Sùng Ân trong lăng Minh Mạng và mười bức ở điện Ngưng Hy trong lăng Đồng Khánh. Những tranh này nhỏ hơn hai loại tranh trên một chút, được lồng trong cái khung gỗ lòng máng trang trí diềm lá sòi hay cuốn thư có hình rồng. Về đề tài, tất cả đều thuộc loại tranh tĩnh vật vẽ các lễ vật đặt trên “tam sơn” như một bàn thờ (kiểu tranh Chủ dân gian Đông Hồ)” [5].