Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 28 - 30)

2.5.1.1. Môi trường kinh tế

Nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng có thể phát triển và cung ứng cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ trong đó có dịch vụ NHĐT. Kinh tế tăng trưởng góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân. Công chúng có điều kiện mua sắm và sử dụng các máy móc, trang thiết bị, những sản phẩm của sự phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là tiền đề để người dân có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm NHĐT từ ngân hàng. Trong điều kiện đó, ngân hàng thương mại cũng dễ dàng hơn trong việc xây dựng và cung ứng sản phẩm dịch vụ NHĐT.

2.5.1.2. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển dịch vụ NHĐT. Ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng ra thị trường.

Ở góc độ ngân hàng, khi các quy định pháp lý rõ ràng, hợp lý, các ngân hàng có cơ sở để phát triển và cung ứng SPDV của mình. Hành lang pháp lý sẽ làm cho thị trường trở nên minh bạch, các ngân hàng khi tuân thủ các quy định pháp lý sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong cung cấp SPDV.

Ở góc độ khách hàng, khi sử dụng dịch vụ NHĐT ban đầu thường có cảm giác bấc an đối với khả năng bảo mật của ngân hàng, họ sợ thông tin cá nhân bị đánh cắp, sợ mất tiền trên tài khoản của mình. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triẻn công nghệ thông tin, các quy định pháp lý về bảo mật thông tin, cung cấp và sử dụng dịch vụ NHĐT sẽ khiến khách hàng yên tâm hơn trong việc đối với sản phẩm dịch vụ này.

Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đầy đủ về tác động của hành lang pháp lý đến dịch vụ NHĐT. Các quy định pháp lý phải bám sát thực tiễn, tao điều kiện cho

các ngân hàng phát triển dịch vụ NHĐT, song, cũng kích thích khuyến khích khách hàng sử dụng SPDV này một cách yên tâm, phát huy hết hiệu quả mà nó mang lại.

Một số quy định pháp lý có liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử: - Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước CHXHCNVN đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này đã chính thức được áp dụng vào ngày 01/03/2006, tiếp đó, Chính phủ cũng đã ban hành một số Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử.

- Ngày 15/02/2007: ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. - Ngày 23/02/2007: ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

- Ngày 08/3/2007: ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong Ngân hàng.

- Ngày 11/11/2011: ban hành Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13. Luật này đã chính thức áp dụng từ ngày 01/07/2012.

- Ngày 31/12/2014: ban hành Thông tư số 46/2014/TT-NHNN về hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dung tiền mặt.

2.5.1.3. Khách hàng

- Thói quen sử dụng tiền mặt: nếu người dân có thói quen nắm giữ và sử dụng tiền mặt trong mua bán trao đổi hàng hóa sẽ là trở ngại đối với ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ NHĐT. Việc sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, với quan niệm nắm giữ tiền trong tay mình là an toàn nhất và thanh toán bằng tiền mặt đỡ phải tốn chi phí và tránh được rắc rối do các thủ tục gây ra. Ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp, người dân thường mua bán ở các chợ nhỏ nên không dùng tới các dịch vụ ngân hàng, thói quen sử dụng tiền mặt càng gia tăng. Ở khu vực thành thị, công chúng cũng đã có nhu cầu ngày càng tăng trong việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng, tuy nhiên hiện tượng mất an toàn trong giao dịch đây đó vẫn tồn tại: bị nuốt thẻ, mất tiền, bị đánh cắp thông tin; vấn đề phí trong giao dịch gây nên sự e dè đối với khách hàng trong việc sử dụng SPDV ngân hàng, họ chuyển sang sử dụng tiền mặt trong các giao dịch của mình. Do vậy, ngân

hàng cần có biện pháp hữu hiệu để người dân ngày càng giảm bớt thói quen sử dụng tiền mặt tạo điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ NHĐT.

- Trình độ dân trí: dịch vụ NHĐT là sản phẩm của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, đòi hỏi người sử dụng cần có kiến thức, sự hiểu biết nhất định thì mới phát sử dụng một cách hiệu quả, phát huy hết tính năng, những tiện ích mà sản phẩm này mang lại. Trong điều kiện dân trí không cao, khách hàng không những không sử dụng được, không cảm nhận được những tiện ích dịch vụ NHĐT mang lại, trái lại họ cảm thấy trở ngại, rắc rối khi tiếp cận sử dụng SPDV này. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với ngân hàng khi phát triển dịch vụ NHĐT.

2.5.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Việc phát triển dịch vụ NHĐT của hệ thống các ngân hàng vừa tạo động lực vừa tạo ra những thách thức nhất định khi phát triển SPDV này trên thị trường. Mỗi ngân hàng đều tìm cách gia tăng tính năng, tiện ích cũng như đảm bảo an toàn cho sản phẩm dịch vụ của mình: nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, đặt vé máy bay, quản lý đầu tư, bảo mật thông tin, nạp rút tiền ngay tại máy tự động ATM…phí sử dụng dịch vụ cũng được các ngân hàng đưa ra mang tính cạnh tranh. Đi kèm với chất lượng sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá cho SPDV của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)