Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, qua đó ta có thể loại bỏ các biến rác. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về mặt lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt. Tuy hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo, Nguyễn Đình Thọ (2014)
Các tiêu chí kiểm định:
Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu. (Nunnally, J.C & Bernstein, I.H, 1994)
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:
Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt
Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.
Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện, (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Giá trị của cột Cronbach’s Alpha If Item Deleted biểu diễn hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đang xem xét. Chúng ta sẽ đánh giá cùng với hệ sộ tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation), nếu giá trị Cronbach’s Alpha If
Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha và Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo.
4.3.2.1. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha với các biến độc lập
Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha với 27 biến độc lập (Phụ lục 4)
B 10Bảng 4.10: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập Biến quan
sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Độ tin cậy – Cronbach’s Alpha = .862
TC1 17.37 12.756 .753 .816 TC2 17.34 12.427 .723 .831 TC3 17.62 12.719 .697 .834 TC4 17.21 13.422 .627 .827 TC5 18.12 13.636 .596 .878 TC6 18.18 13.213 .770 .827
Trạng thái đáp ứng – Cronbach’s Alpha = .781
DU1 18.25 9.234 .724 .779 DU2 17.87 8.823 .678 .824 DU3 18.19 10.245 .634 .863 DU4 17.60 9.561 .612 .782 DU5 18.52 8.954 .672 .827 DU6 18.67 8.659 .705 .818
Mức độ đảm bảo – Cronbach’s Alpha = .762
DB1 14.65 5.882 .645 .686 DB2 13.77 6.589 .577 .719 DB3 14.29 6.272 .511 .762 DB4 14.42 6.146 .603 .646 DB5 13.87 5.739 .547 .721 Sự đồng cảm – Cronbach’s Alpha = .782 DC1 11.25 4.706 .612 .692 DC2 11.44 4.452 .656 .766 DC3 10.78 4.924 .569 .765 DC4 11.22 5.104 .608 .728
Tài sản hữu hình – Cronbach’s Alpha = .774
HH1 20.36 13.246 .609 .772
HH2 21.54 13.809 .537 .784
HH4 20.67 12.764 .632 .724
HH5 21.43 12.129 .618 .767
HH6 21.47 12.193 .562 .759
HH7 21.26 14.148 .217 .813
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Từ bảng 4.10 ta có:
Nhân tố độ tin cậy có Cronbach’s Alpha là 0.862 (≥ 0.6) nên đạt yêu cầu về
độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường (quan sát) thành phần TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6 đều cao (≥ 0.3). Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Nhân tố Trạng thái đáp ứng có Cronbach’s Alpha là 0.781 (≥ 0.6) nên đạt
yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường (quan sát) thành phần DU1, DU2, DU3, DU4, DU5, DU6 đều cao (≥ 0.3). Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Nhân tố Mức độ đảm bảo có Cronbach’s Alpha là 0.762 (≥ 0.6) nên đạt yêu
cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường (quan sát) thành phần DB1, DB2, DB3, DB4, DB5 đều cao (≥ 0.3). Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Nhân tố sự đồng cảm có Cronbach’s Alpha là 0.782 (≥ 0.6) nên đạt yêu cầu
về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần DC1, DC2, DC3, DC4 đều cao (≥ 0.3). Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Nhân tố Tài sản hữu hình có Cronbach’s Alpha là 0.774 (≥ 0.6) nên đạt yêu
cầu về độ tin cậy. Tuy nhiên biến quan sát HH7 có hệ số tương quan biến tổng là 0.217 < 0.3. Gía trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted của HH7 là 0.813 > 0.774. Tác giả quyết định loại biến HH7 nhằm tăng độ tin cậy của thang đo. Chạy lại kiểm định lần thứ 2 với nhân tố phương tiện hữu hình (Phụ lục 5), ta có kết quả như sau:
B 11Bảng 4.11: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố tài sản hữu hình lần 2.
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến
Tài sản hữu hình – Cronbach’s Alpha = .872
HH1 17.45 10.408 .592 .803 HH2 17.87 10.764 .573 .826 HH3 17.92 10.316 .582 .805 HH4 17.79 10.119 .634 .789 HH5 17.62 10.725 .579 .815 HH6 17.95 10.497 .578 .796
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Sau khi chạy lại lần 2, theo bảng 4.11 cho thành phần phương tiện hữu hình có Cronbach’s Alpha là 0.872 (≥ 0.6) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần HH1, HH2, HH3, HH4, HH5, HH6 đều cao (≥ 0.3). Các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
4.3.2.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha với biến phụ thuộc
Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha với biến phụ thuộc (Phụ lục 6)
B 12Bảng 4.12: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc Biến quan
sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
PT1 6.63 1.614 .721 .763
PT2 6.92 1.497 .734 .742
PT3 6.78 1.438 .678 .814
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Từ bảng 4.12 cho thấy, yếu tố sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ có Cronbach’s Alpha là 0.842 (≥ 0.6) cho nên thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy. các hệ số tương quan biến tổng đều cao hơn 0.3 cho nên các biến quan sát PT1, PT2, PT3 đều phù hợp và đạt dộ tin cậy thang đo yếu tố chất lượng dịch vụ thẻ, được sử dụng để phân tích EFA tiếp theo.