Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 30 - 33)

2.5.2.1. Năng lực kỹ thuật công nghệ của ngân hàng

Công nghệ thông tin vừa là nhân tố khách quan vừa là nhân tố chủ quan tác động đến quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ NHĐT của ngân hàng. Khoa học công nghệ và công nghệ thông tin phát triển là tiền đề để các ngân hàng tạo và cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại, NHĐT, nhưng việc đầu tư, khai thác công nghệ thông tin, máy móc trang thiết bị quyết định đến chất lượng, tiện ích và hiệu quả của sản phẩm dịch vụ NHĐT.

Dịch vụ NHĐT được xây dựng trên nền tảng sự phát triển công nghệ thông tin, sự đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin có chiều sâu cho phép ngân hàng

bảo mật thông tin khách hàng, thiết lập nhiều tiện ích cho sản phẩm; đảm bảo cho khách hàng sử dụng sản phẩm thuận lợi, liên tục, không bị tắc nghẽn. Với kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho phép các ngân hàng nâng cao chất lượng SPDV, duy trì SPDV cũ, xây dựng và phát triển SPDV mới, đưa thêm nhiều tính năng và tiện ích cho sản phẩm hấp dẫn khách hàng.

Đầu tư công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ NHĐT với những tính năng riêng biệt đối với mỗi ngân hàng, gắn liền với uy tín và thương hiệu của đơn vị. Với công nghệ hiện đại, ngân hàng có thể đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Các ngân hàng nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ thông qua việc tập trung đầu tư phát triển hạ tầng hệ thống mạng, nâng cấp mở rộng đường truyền với dung lượng lớn, tốc độ cao, hạn chế tối đa nghẽn mạng; đẩy mạnh liên kết giữa các ngân hàng, với các nhà sản xuất công nghệ để nâng cao hiệu quả sử công nghệ, tìm kiếm sự hổ trợ phát triển công nghệ.

2.5.2.2. Nguồn nhân lực

Nghiệp vụ NHĐT cần đội ngũ nhân viên giao dịch có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng công nghệ thông tin tốt, sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm ứng dụng để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Các ngân hàng khi triển khai dịch vụ NHĐT cần xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Vấn đề bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cũng phải thực hiện thường xuyên vì những điều chỉnh sản phẩm dịch vụ hiện có, xây dựng và cung ứng SPDV mới, sự thay đổi công nghệ và trang thiết bị để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu người dùng…

Bên cạnh đội ngũ giao dịch viên, ngân hàng rất cần đội ngũ nhân sự chuyên sâu về công nghệ thông tin, làm chủ được hệ thống máy móc thiết bị, hệ thống mạng; đảm bảo dịch vụ được cung cấp liên tục, an toàn và hiệu quả.

2.5.2.3. Chất lượng sản phẩm dịch vụ

Chất lượng sản phẩm dịch vụ là kết tinh tổng thể các nhân tố chủ quan từ ngân hàng cung cấp dịch vụ, từ đội ngũ nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở vật chất,

công nghệ…. Nó được thể hiện thông qua những tiện ích, hiệu quả, tính an toàn mà sản phẩm dịch vụ NHĐT mang lại cho khách hàng. Chất lượng dịch vụ NHĐT được đo lường, đánh giá thông qua cảm nhận, mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu khách hàng là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển dịch vụ NHĐT của một ngân hàng thương mại. Khi đã tin tưởng vào chất lượng SPDV, khách hàng có thể sẽ sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm dịch vụ NHĐT phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và cả công việc kinh doanh. Trên thực tế, có những ngân hàng dù rằng phí dịch vụ hơi cao hơn so với các ngân hàng khác trên thị trường nhưng khách hàng vẫn chấp nhận, miễn là chất lượng sản phẩm đảm bảo, sản phẩm dịch vụ đáp ứng được yêu cầu khách hàng đặt ra. Những trở ngại trong quá trình giao dịch như nghẽn mạng, giao dịch ngừng trệ, không thành công, mất an toàn… đối với sản phẩm dịch vụ NHĐT rất nhạy cảm, thường làm cho khách hàng lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó, khách hàng có thể dừng sử dụng dịch vụ NHĐT, thực hiện giao dịch với các SPDV truyền thống, hoặc chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ NHĐT của các ngân hàng khác.

2.5.2.4. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là nhân tố không thể thiếu khi ngân hàng cung ứng bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào ra thị trường. Tuy nhiên, với cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ NHĐT có tính đặc thù, găn liền với tính năng riêng có của sản phẩm NHĐT, công nghệ và phần mềm mà ngân hàng đầu tư, ứng dụng.

Một số hạ tầng cơ sở vật chất đi liền với việc phát triển dịch vụ NHĐT: hệ thống máy giao dịch tự động ATM, máy POS, hệ thống máy tính, Internet và tốc độ đường truyền, phần mềm xử lý tài khoản khách hàng, hệ thống thông tin và phòng ngừa xử lý rủi ro, hệ thống quản lý số lượng và chất lượng các loại phương tiện…

2.5.2.5. Quản lý điều hành của ngân hàng

Quản lý điều hành của các nhà quản trị ngân hàng chi phối mọi khía cạnh trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ NHĐT. Trước tiên, xuất phát từ nhận thức của nhà quản trị đối với dịch vụ NHĐT và phát triển dịch vụ NHĐT, truyền tải nhận thức đó đến với toàn thể nhân viên của ngân hàng, đặc biệt là bộ phận nhân sự trực tiếp phát triển loại hình dịch vụ này tại ngân hàng. Tiếp đến là việc đánh giá môi trường kinh doanh, các nhân tố tác động đến việc phát triển dịch vụ NHĐT, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển loại hình dịch vụ này.

Các nhà quản trị điều hành đưa ra quyết định trong việc đầu tư công nghệ, xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân sự , thiết lập các công cụ quản lý (quy trình nghiệp vụ, hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống kiểm soát nội bộ…) xây dựng một số chính sách như marketing, khen thưởng trong lĩnh vực phát triển dịch vụ NHĐT… tất cả các khía cạnh này trong công tác quản lý và điều hành của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến việc xây dựng và phát triển dịch vụ NHĐT

2.5.2.6. Chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng thuộc chính sách marketing của một ngân hàng. Chính sách marketing hướng đến thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thực hiện mục tiêu lợi nhuận của đơn vị. Chính sách marketing hướng đến việc nắm bắt tốt nhất nhu cầu khách hàng, thị trường qua đó tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ; xây dựng và hoàn thiện mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, chăm sóc khách hàng, và cuối cùng tạo vị thế cạnh tranh qua thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình.

Chính sách sách khách hàng là một trong các trường hợp cụ thể hóa chính sách marketing. Chính sách khách hàng được áp dụng để thỏa mãn cách tốt nhất nhu cầu khách hàng qua đó thu hút khách hàng, xây dựng quan hệ, phát triển khách hàng cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)