5. Cấu trúc luận văn
1.3. Hành trình sáng tác của Võ Quảng
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng
Võ Quảng vừa làm thơ, sáng tác truyện và vừa viết tiểu luận, phê bình xung quanh sáng tác về thiếu nhi nên mỗi tác phẩm của ông đều có một sự hài hòa nhất định. Ông quan niệm: “Thơ văn cho thiếu nhi không nhằm mục đích nào khác là giáo dục, uốn nắn các em trở thành những công dân tốt. Một sáng tác cho thiếu nhi luôn phải mang tính chất nghệ thuật”. Từ quan niệm ấy, ngòi bút của Võ Quảng đã tạo được một bản lĩnh, một cá tính riêng, có lúc gọn ghẽ súc tích, có lúc hồn nhiên tươi vui, đi vào lòng người.
24
Tập thơ đầu tiên của Võ Quảng xuất bản là tập Gà mái hoa (1957). Mỗi trang thơ như một chân dung sinh động về những con vật bé nhỏ. Một cô Gà Mái lần đầu tiên tìm ổ. Cô ta tự nhiên rối rít hẳn lên:
Cái đầu nó nghếch nghếch Cái cổ nó thon thót
Nó kêu: tót, tót, tót!
Chủ đề Gà Mái Hoa còn nói lên cái vui của tất cả bạn bè, của vịt, của ngỗng, của gà trống thành thật cùng chia sẻ niềm vui với Mái Hoa khi thấy cô ta đẻ ra một quả trứng.
Sau đó, ông tiếp tục có những tập thơ khác như: Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Măng tre (1971), Én hát và đu quay (1972), Qủa đỏ (1980), Anh nắng sớm (1993).
Thơ Võ Quảng đem đến cho các em những rung động nhẹ nhàng và tinh tế trước cảnh vật quen thuộc xung quanh. Đọc thơ ông, các em sẽ có cảm giác như được dạo chơi trong một công viên kì thú. Ở đó có biết bao loài chim, loài cỏ thơm, có cả mầm non, những giọt sương sớm, những ánh nắng ban mai, những chú gió tinh nghịch… Thiên nhiên rộn ràng âm thanh, sặc sỡ sắc màu, vui mắt, vui tai những cũng thật thơ mộng và óng ả. Qua thế giới sinh động, tươi tắn của cỏ cây, hoa lá và những con vật bé nhỏ, ông dạy các em lòng thương yêu thiên nhiên, sự bừng tỉnh của những mần non chồi biếc để từ đó hướng tới một mục tiêu rộng hơn, lòng yêu điều thiện, yêu cái đẹp. Thơ Võ Quảng rất giàu nhạc điệu. Chính nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ cảm xúc, nhờ đó phát huy được chủ đề tư tưởng. Cũng nhờ nhạc điệu đó mà các em có thể vừa hát, vừa vui chơi, vừa nhảy múa với thơ của ông.
Những bức tranh thơ của Võ Quảng luôn toát lên vẻ đẹp của cuộc sống đa dạng, phong phú với nhiều mảng màu, hình khối và đường nét. Người đọc được tận hưởng hương thơm, được lắng nghe tiếng chim ca, được nhìn ngắm
25
những con người lao động rắn rỏi qua những cách mà Võ Quảng vẽ nên bức tranh ấy để ta lại càng thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
1.3.2.2. Truyện
Khác với thơ, truyện Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhỏ ông viết đồng thoại như: Cái Mai (1967), Những chiếc áo ấm (1970), Bài học tốt (1975)… trong đó có những truyện tiêu biểu như: Chuyến đi thứ hai, Hòn đá, Mèo tắm, Trăng thức, Mắt giếc đỏ hoe, Trai và ốc gai, Đò ngang…
Những mẩu đồng thoại nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng lại đủ sức tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động làm cho các em yêu mến hơn các loài động vật và cả những đồ vật gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, làm thức dậy trong các em một thế giới tưởng tượng phong phú cùng với ý thức tò mò muốn tìm hiểu sự vật góp phần hình thành nhân cách sống, thái độ sống cho các em trong cuộc đời. Đó thật sự là những công trình sư phạm, góp phần giáo dục các em cả về trí tuệ, thẩm mĩ và phép đối nhân xử thế trong cuộc sống.
Tuy vậy, truyện và tiểu thuyết mới là những thể loại thành công nhất của Võ Quảng. Võ Quảng viết truyện thiếu nhi cho nhiều lứa tuổi, nhưng phần giàu có nhất và tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi sắp làm người lớn, với nhiều ước mơ và khát khao được hành động thể hiện mình. Với lứa tuổi này, Võ Quảng đã có những tác phẩm sau: Cái Thăng (1960), Chỗ cây đa làng (1964), Cái mai (1967), và tiêu biểu nhất là bộ tiểu thuyết gồm hai tập Quê nội (1973) và Tảng sáng (1978). Có thể nói từ Cái Thăng đến Quê nội là cả một bước tiến vượt bậc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Võ Quảng.
1.3.2.3. Tiểu luận, phê bình xung quanh sáng tác về thiếu nhi
Với trên 50 bài viết, phát biểu, tranh luận, Võ Quảng đã nêu ra những suy nghĩ khá toàn diện và cả những vấn đề thời sự xoay quanh những sáng tác viết cho thiếu nhi. Chỉ nhìn lại đề mục một số bài viết của Võ Quảng cũng
26
thấy rõ được điều ấy, chẳng hạn như: Cần những sáng tác tốt hơn nữa cho thiếu nhi; Phát huy tác dụng của văn học đối với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức cho thiếu nhi; Nghĩ và viết cho các em; Về sách viết cho thiếu nhi; Về người đọc sách viết cho thiếu nhi; Nói về ngôn ngữ văn học vào nhà trường… Chính từ những bài tiểu luận này, chúng ta không chỉ hiểu thêm suy nghĩ và nỗi lòng thường trực của một nhà văn đối với tuổi thơ, không chỉ thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về sáng tác cho thiếu nhi mà còn có tác động trực tiếp và gián tiếp vào việc xây dựng một nền văn học dành riêng cho các em trong nền văn học hiện đại nước ta nói chung.