5. Cấu trúc luận văn
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tính cách
Quê nội và Tảng sáng là món quà nhỏ mà Võ Quảng viết tặng cho tuổi thơ và quê hương yêu dấu. Tâm lý, tính cách, nếp ăn, nếp ở của mỗi nhân vật trong truyện phần nhiều được nhà văn lấy từ chính những người hàng xóm thân quen của mình. Họ là những con người sống với nhau chân thành, ngay thẳng và đầy tình nghĩa. Chuyện vui, chuyện buồn của cuộc sống họ đều dễ dàng chia sẻ cho nhau. Nghệ thuật xây dựng tính cách, tâm lý nhân vật của Võ Quảng dựa trên nguyên tắc “người thật việc thật”. Đối với các bạn nhỏ, nét nổi bật đầu tiên trong tính cách đó đó là sự hồn nhiên, trong sáng, yêu
59
ghét rõ ràng. Tính cách các em không phức tạp, tâm lý các em dễ nắm bắt và người đọc ít nhiều tìm thấy nét thơ ngây của chính mình ngày còn nhỏ trên mỗi trang văn.
Từ những trang văn đầu tiên ta thấy Cục tuy còn nhỏ nhưng rất hiểu chuyện. Cậu hiểu được vai trò to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám đã đem ánh sáng đến cho cả dân tộc Việt Nam như thế nào. Thắng lợi của cách mạng đã mang đến cho quê hương cậu những ngày tháng hạnh phúc ra sao. Tỉnh dậy, cậu cảm nhận được không gian yên bình của làng xóm với tiếng gà gáy sáng chen nhau. Mỗi tiếng gáy là một niềm hồ hởi. Những ngày tăm tối khi xưa ai ai cũng đầu tắt mặt tối với công việc để kiếm ăn và lo nộp sưu thuế, đâu ai được thảnh thơi mà cảm nhận cái không gian tĩnh tại trong một buổi sớm mai quanh mình. Tiếng gà bị rơi vào quên lãng. Kế đến là tiếng hô tập tự về của chú Năm Mùi. Tiếng hô ấy là tiếng hô của chủ quyền, của tự do, của niềm vui kháng chiến. Tuy nhiên, Cục còn bé nên tính tình còn trẻ con. Ví như khi nhà có giỗ, theo phong tục thì mâm cơm cúng phải hoàn toàn thanh tịnh, mọi đồ ăn chưa bị “bốc bải” thì mới được phép dâng lên cúng ông bà tổ tiên. Biết thế nhưng do còn nhỏ, thấy đồ ngon quá, cậu không kìm được nên xin được bốc miếng nọ, thử miếng kia. Cù Lao lần đầu về làng, cậu thấy bạn thật lạ làm cậu không muốn kết thân. Lý do đưa ra cũng bởi lo cái nọ, sợ cái kia mà người bạn mới sẽ đem lại cho mình. Được cách mạng giao nhiệm vụ thì sung sướng tới mức chỉ muốn hét lên cho tất cả mọi người - nhất là đám trẻ con chăn trâu trong làng bạn của cậu - nghe thấy, nhưng vì được dặn “phải giữ bí mật tuyệt đối” nên cậu cố kìm lại, chỉ dám mỉm cười kiêu hãnh. Cậu luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để được cách mạng tin tưởng và nhất là để được khen là giỏi giang, là người lớn. Làm cách mạng nhiều lúc cũng nguy nan như việc bọn giặc cả tây lẫn ta ùa vào chùa tìm bắt cán bộ, chúng giương
60
súng lên lùng sục mọi ngóc ngách khiến cậu bé bị một phen hú hồn, “sợ toát mồ hôi” nhưng vẫn muốn làm và ham làm.
Tâm lý của các em thiếu nhi là nhanh chán, Cục cũng không ngoại lệ. Đi học vui thật nhưng cứ ngồi mãi một chỗ cũng chán. Được làm cách mạng thích là thế nhưng phải là những nhiệm vụ quan trọng mới thích chứ đi dạy cho ông Hai Dĩ quanh năm “thịt” chó để bán và ăn thì thà chẳng làm cho xong. Tính a dua, thấy người lớn, bạn bè hay đám đông nói gì thì cậu cho là đúng và học theo rồi đi kể lại cho người khác. Được theo dượng Hương Thư lên nguồn kiếm gỗ về làm trường cậu cho đó là một dịp tốt để thi thố tài năng với bạn. Sự trẻ con ấy của Cục đúng là nét tính cách nổi bật của hết thảy các em nhỏ ở tuổi của cậu. Tâm lý nhân vật ở lứa tuổi này cũng chưa phức tạp tới mức nảy sinh mâu thuẫn phải đối thoại hay độc thoại nội tâm. Yêu ghét với các em rõ ràng và dễ dãi bày. Không thích là biểu hiện luôn bằng nét mặt và đôi khi cả bằng hành động tiêu cực như “ném vỡ đầu ông Hãi Dĩ” chỉ vì ông ăn thịt chó. Chị Ba nói với mẹ không đúng về em, em cự cãi lại luôn. Không được mẹ thấu hiểu em dắt trâu ra đồng, vừa đi vừa bậm bịch, ấm ức. Tuy nhiên, sự tức tối ấy cũng nhanh chóng bị nụ cười xóa mất vì những trò chơi thơ trẻ. Nhảy tùm xuống sông tắm một cái, khi lên bờ là mọi muộn phiền, ấm ức đã bị rửa trôi. Phần cuối Tảng sáng có đề cập đến chi tiết Kiết Ma hòa thượng nhìn rất giống chú Vĩnh Xương nhưng Cục lại không dám chắc và cũng không dám đi xác nhận với người lớn chuyện ấy. Sự tò mò, thích được khám phá là tâm lý chung của các em thiếu nhi nhưng vì nhút nhát, e dè các em không dám quả quyết những phán đoán của mình là đúng hay sai. Tiếp nữa là vì vốn sống các em còn ít, các em chưa từng trải nên kinh nghiệm trong cuộc sống còn non. Không dám đưa ra chính kiến mà chỉ tự mình mày mò suy luận để tìm câu trả lời và cũng không chắc chắn về độ chính xác của câu trả lời là nét tâm lý nổi trội ở bất kỳ bạn nhỏ nào. Chi tiết này phần nào
61
giúp nhà văn thành công trong việc xây dựng tâm lý nhân vật. Trong truyện Cục và Cù Lao dù còn bé nhưng cũng đã biết nuôi ước mơ cho mình. Đó là ước mơ về một cuộc sống thái bình, không còn chiến tranh bom đạn, các cậu sẽ được đi học để về xây dựng quê hương. Thật là một ước mơ trong sáng như chính tâm hồn và lứa tuổi của các cậu!
Với tuyến nhân vật là người lớn Võ Quảng cũng đã rất xuất sắc khi miêu tả tâm lý, tính cách của họ. Đó là những con người nhiệt huyết, giàu tình nghĩa, biết yêu thương và bao bọc nhau giữa cuộc sống còn nhiều khó khăn, giữa cuộc chiến đấu còn trường kỳ và đầy gian khổ. Họ là những người như chú Năm Mùi, như dượng Hương Thư, như thầy Lê Hảo, như bà Hiến, như ông Hai Dĩ, như chị Ba… Nhân vật chú Năm Mùi có tính cách cương trực, làm việc, nói năng dứt khoát. Dượng Hương Thư trừ những lúc “vượt thác” “ăn to nói lớn” ra thì khá hiền lành và đôi khi còn ít nói. Thầy Lê Hảo có tâm với sự nghiệp giáo dục. Ông Hai Dĩ tưởng như phải là người dữ tợn, hung hăng thực ra lại rất nhiệt tình, tốt tính. Ông âm thầm đóng góp tâm sức cho cách mạng mà chẳng cần ai biện minh, chiêu tuyết cho những hiểu nhầm bấy lâu về mình. Bà Hiến sống khép mình, tách biệt khỏi xã hội nhưng kỳ thực lại là người có vốn sống giàu có, giỏi giang. Chỉ vì những năm tháng tăm tối trước khi cách mạng nổ ra mà bà thu mình lại. Chị Ba là cô bé mới lớn nhưng đảm đang tháo vát, biết quán xuyến gia đình cùng mẹ và dạy dỗ em khôn lớn… Tất cả những nhân vật như trên dù chỉ được nhà văn khắc họa bằng một vài chi tiết nhỏ nhưng tính cách và tâm lý của họ phần nào đã hiện lên chân thực và sinh động.
62
Chương 3
NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG