5. Cấu trúc luận văn
3.1. Người kể chuyện trong Quê nội và Tảng sáng
3.1.2 Điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố quan trọng của nghệ thuật kể chuyện, chi phối trực tiếp tới tính trần thuật của người kể. Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm về điểm nhìn trần thuật như sau:
Theo M.H.Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học – Aglossary of Literature terms) điểm nhìn trần thuật là: “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến”. Còn theo giáo sư Trần Đình Sử trong Giáo trình dẫn luận thi pháp học thì điểm nhìn trần thuật là “cách cảm thụ thế giới của tác giả” và “khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá của chủ thể đối với thế giới” [43, tr. 156]. Gắn khái niệm điểm nhìn với người kể chuyện trong tác phẩm tự sự chúng ta có thể hiểu điểm nhìn của người kể chuyện chính là vị trí mà anh ta nhìn nhận sự việc, hiện tượng được thể hiện trong câu chuyện mà anh ta kể. Điểm nhìn chịu sự chi phối bởi thái độ, nhận thức, cũng như cách cảm thụ của người kể chuyện đối với sự việc, hiện tượng trong đó. Vậy nên khi xem xét nghệ thuật tự sự trong một tác phẩm văn học cũng phải bắt đầu từ điểm nhìn trần thuật và vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm ấy. Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại điểm nhìn. Theo Phương Lựu, điểm nhìn được chia thành hai loại: điểm nhìn tác giả và điểm nhìn nhân vật. “Trong điểm nhìn tác giả, người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quan sát đối tượng. Kiểu trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời kể. Ở điểm nhìn nhân vật, người trần thuật nhìn sự vật hiện tượng theo quan điểm của nhân vật trong tác phẩm. Trần thuật theo điểm nhìn nhân vật mang đậm sắc thái tâm lý, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp bởi địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật” [28, tr. 238]. Ngoài ra, căn cứ theo bình diện tâm lý, có thể chia điểm nhìn thành điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Trong đó “điểm nhìn bên trong là người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ
67
dàng tái hiện diễn biến bên trong nhân vật; còn điểm nhìn bên ngoài thì chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có khoảng cách nhất định đối với đối tượng trần thuật [28, tr. 256]. Trần Đình Sử thì điểm nhìn được chia làm năm loại là: “điểm nhìn của người trần thuật, điểm nhìn không gian - thời gian, điểm nhìn bên trong - bên ngoài, điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc và điểm nhìn ngôn từ” [43, tr. 234].
Dựa trên khái niệm, cách phân chia của các nhà nghiên cứu về điểm nhìn trần thuật ở trên chúng tôi đi vào nghiên cứu hai tác phẩm Quê nội và
Tảng sáng của Võ Quảng và nhận thấy rằng tác giả đã sử dụng điểm nhìn bên trong - người kể chuyện là nhân vật xưng “tôi” để kể lại câu chuyện. Điểm nhìn bên trong đặt ở vị trí của Cục khi kể về quê hương, gia đình và bạn bè trong ngày sau Cách mạng tháng Tám. Dưới điểm nhìn của Cục, Hòa Phước hiện lên đẹp như một bức tranh từ tảng sáng cho đến xế chiều. Con người ai cũng tốt bụng, nhiệt tình, năng nổ với công việc chung. Bọn trẻ như cậu thì đứa nào cũng hồn nhiên, đáng yêu và khỏe khoắn. Điểm nhìn bên trong đó đã khiến cho người đọc như cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết sự chân thật của cuộc sống được trải ra trên từng trang văn. Đó là một bức tranh sinh hoạt với nhiều gam màu sắc tươi tắn, đó là những con người tinh thần lúc nào cũng lạc quan phơi phới, tin yêu cách mạng. Cái nhìn của “tôi” vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính đại chúng khiến cho cái được kể vừa mang tính chủ quan của người trong cuộc lại có tính khách quan của người ngoài cuộc. Đôi khi điểm nhìn của Cục lại ẩn dưới điểm nhìn của người khác. Đó là điểm nhìn của nhân vật khác như chú Năm Mùi khi nhìn về cuộc kháng chiến. Đó là điểm nhìn của bà Hiến, ông Hai Dĩ khi tham gia lớp bình dân học vụ. Đó còn là điểm nhìn của Cù Lao khi sống lại những ngày tháng còn ở ngoài đảo. Sự di chuyển điểm nhìn như vậy tạo nên tính chân thực cho sự việc được kể. Điểm nhìn của Cục còn được di chuyển sáng điểm nhìn thứ ba khi kể về việc chú
68
Hai Quân bị đánh đập phải bỏ làng ra đi. Quãng truyện kể về những ngày tháng lưu lạc nơi đất khách quê người của chú nhân vật “tôi” không được chứng kiến nhưng lại kể rất rành rọt. Không chỉ di chuyển điểm nhìn mà Võ Quảng còn kết hợp linh hoạt điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Cục với điểm nhìn biết tuốt còn đi sâu vào suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của chính mình và của mọi người. Cậu tự bộc lộ tính cách cũng như suy nghĩ của bản thân khiến cho câu chuyện có độ sâu và có độ tin cậy. Điểm nhìn bên ngoài được thể hiện với cách nhìn nhận của cậu về công cuộc chuẩn bị cho kháng chiến. Đó là phong trào tập tự vệ ở làng, đó là hoạt động xóa mù chữ “bình dân học vụ”, đó là quá trình ngược lên thượng nguồn sông Thu Bồn để chuẩn bị chỗ tản cư cho gia đình và dân làng khi giặc Pháp tấn công Hòa Phước… Tất cả được kể một cách khách quan, chân thực và sinh động. Như vậy, trong điểm nhìn của “tôi” có cả điểm nhìn bên trong lẫn điểm nhìn bên ngoài. Việc sử dụng kết hợp đó góp phần giúp người đọc cảm nhận bức tranh chân thực của cuộc sống tạo ra giọng điệu đa thanh cho tác phẩm.
Không có một điểm nhìn nào là lý tưởng hoàn toàn cho mọi chuyện, do đó việc kết hợp điểm nhìn và di chuyển điểm nhìn là một trong những yếu tố quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện. Võ Quảng đã nắm bắt được điều này để tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện mà ông viết.