Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Một phần của tài liệu LUAN VAN_6 (Trang 86 - 89)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Ngôn ngữ trần thuật

3.2.1. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Bức tranh thiên nhiên, đời sống và thế giới nhân vật trong Quê nội

Tảng sáng của Võ Quảng được tái hiện qua lời người kể chuyện xưng tôi đầy chân thực, sinh động là bởi vốn ngôn ngữ giàu chất tạo hình bắt nguồn từ tiếng nói dân dã của nhân dân. Để làm được điều đó tác giả cần phải có con mắt trẻ thơ và tâm hồn trẻ thơ. Đọc Quê nội Tảng sáng ta thấy có sự êm ả, ngọt ngào trong cách liên tưởng, tưởng tượng đầy ngộ nghĩnh, sinh động và trong từng câu chữ giàu chất tạo hình.

Việc sử dụng đa dạng, phong phú các từ láy giúp cho chân dung nhân vật qua lời kể của người kể chuyện trở nên sống động và có hồn. Võ Quảng đặc biệt sử dụng nhiều từ láy để miêu tả ngoại hình, hành động và trang phục của nhân vật trong hai tác phẩm này. Cù Lao khi mới về làng được miêu tả là một thằng mặt mày nom thật “kì dị”, “gớm ghiếc”, cặp mắt của nó cứ “lấm la lét lét”, tiếng nói của nó “trọ trà trọ trẹ”, đầu nó lại “trọc lóc”. Cách ăn mặc của nó chẳng giống ai với chiếc mũ cực kỳ “sặc sỡ” trên đầu. Những từ láy tượng hình được nhà văn sử dụng để khắc họa chân dung nhân vật thật độc đáo. Tả về bàn tay chú Tám tác giả dùng từ “sần sùi” cho thấy cuộc đời vất vả, sớm phải bươn chải, mưu sinh của chú. Bàn tay ấy là bàn tay của con người cần cù, chăm chỉ lao động mà quanh năm vẫn chẳng đủ ăn. Chú Vĩnh Xương khi tham gia cách mạng phải đóng vai Kiết Ma hòa thượng đã tu hành đắc đạo nên đôi mắt lúc nào cũng giả vờ “lim dim” như không màng đến

85

chuyện thế sự. Hai bàn tay “xương xẩu” với nước da “xanh xao” do phải tập ăn chay trường kỳ của chú đối lập hẳn với nước da “hồng hào”, “đỏ đắn” của dì Năm. Kể chuyện ăn mặc của bà Đốc Thụ và cô Tuyết Hạnh khi phải tản cư về làng nhà văn dùng từ “xoàng xĩnh” cho thấy sự giản dị của những người thành phố. Họ khác hoàn toàn với suy nghĩ của người làng về người ở tỉnh. Nói về điệu bộ vuốt râu của ông Bảy Hóa nhà văn không quên tả cái sự “khoan khoái” hiển hiện trên gương mặt ông. Mừng cha con Cục trở về làng các bà thi nhau khóc “thút thít” còn các ông lại cười nói “ồn ào” cho thấy tâm trạng vui mừng, xúc động của họ khi được đón người thân trở về. Những từ láy sử dụng đúng chỗ giúp người đọc hình dung ra điệu bộ, dáng hình, cử chỉ của từng nhân vật giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hơn.

Không chỉ con người mà thiên nhiên và con vật cũng được miêu tả rất sinh động nhờ hàng loạt các từ láy gợi hình, gợi cảm. Mùa hạ về trên vạn chài nhỏ bên sông Thu Bồn được mô tả có hình, có khối, có hương, có sắc. Nắng sớm “cuồn cuộn” vàng hoe chan hòa lên từng tảng sương tan xanh lơ để lộ ra những mép núi “long lanh” sáng. Khi chiều xuống mặt trời tưởng như đã chìm hẳn lại “rầu rĩ” nhô ra và đêm đến gió ngoài sông thổi thốc vào “hiu hiu” như tiết trời độ tháng mười. Trời khuya có trăng là vật duy nhất tỏa sáng cũng được mô tả bằng các từ láy gợi hình: “ông trăng ngoài rằm thảnh thơi tỏa ánh sáng nhạt xuống mặt đất”, đến nửa đêm trăng sáng “vằng vặc”. Trăng đầu tháng “lơ lửng” xuống sau rặng tre bên kia. Tiếng mưa cũng được miêu tả với những âm thanh khác nhau “những hạt mưa lẹt đẹt trên tàu lá”, mưa “lộp độp” rồi đổ “ồ ồ” lên mái gianh. Tiếng “rào rào liên miên” đan khít hai bên tai. Âm thanh của những con chim thì nghe “lao xao”, “lầm rầm”. Với những từ láy đó, cảnh vật hiện lên đầy sinh động và lôi cuốn. Võ Quảng thật tinh tế trong quá trình quan sát và miêu tả. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình còn thể hiện ở những câu đơn ngắn gọn mà biểu cảm: “Tiết trời đã chuyển. Những trận gió

86

nam từ lâu ngớt thổi. Khắp trời mù mịt. Ngàn dâu không xanh như mấy tháng trước. Khắp bãi dâu ngả màu trắng đục”. Khi miêu cảnh thuyền chài đậu tấp nập trên vạn chài nơi bến sông mà nhà văn vẫn đặc tả được nét riêng của mỗi chiếc thuyền thật tinh tế. Cái thì ở đằng mũi có “hai cái sừng”, cái thì có thêm “hai con mắt”, cái to, cái nhỏ. Ngôn ngữ biểu cảm, giàu chất tạo hình còn thể hiện ở chỗ đáng ra phải viết cả đoạn văn dài tả cảnh yên tĩnh buổi trưa thì bằng việc sử dụng từ động từ “ngủ” trong câu “Nắng trưa ngủ trên giàn thiên lý” đã diễn tả được cái nóng đến mức mệt mỏi làm con người và cây cối mệt thiếp đi. Hay câu “Ba ông táo cong lưng đội một chiếc nồi to bự” thì từ

cong lưng đã nói lên trọn vẹn nỗi vất vả, khó nhọc của ông táo. Những từ rất bình thường, rất quen thuộc nhưng dùng đúng chỗ, nó thành khác thường, thành mới mẻ. Trong đoạn ông Đốc Thụ về làng lánh nạn kể chuyện chiến sự ở Đà Nẵng: “Dữ quá! Kinh khủng quá! Á! Ta đánh! Ôi! Ta chiếm nhà máy điện. Dọc đường quốc lộ, cây hạ ngổn ngang! Mìn nổ! Á! Cầu Cẩm Lệ rơi tỏm xuống sông. Á! Đạn bay vèo vèo, tôi suýt bỏ mạng! Tôi bỏ ô tô, đi xe đạp loanh quanh lẹo quẹo! Á! Đùng đoàng! Dữ lắm!” với một loạt những câu cảm thán có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc của ông khi vừa trực tiếp từ chiến tuyến trở về.

Trong truyện, Võ Quảng còn chú ý đưa vào những hình ảnh so sánh ví von kết hợp với thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ làm cho ngôn ngữ trong hai tác phẩm giàu chất tạo hình hơn. Rất nhiều những hình ảnh so sánh từ đơn giản đến tinh tế, từ dễ hiểu đến độc đáo, thú vị đã được nhà văn sử dụng. Ta bắt gặp những so sánh rất đời thường, vế được đem ra so sánh gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Thủ pháp nhân hóa cũng được nhà văn khai thác để phát huy tác dụng biểu cảm trong truyện. Vào những ngày làng sắp có lễ lớn, “trâu nhớn nhác lo cho số phận của mình”, “lợn bị bắt đứng dậy để xem được bao nhiêu mỡ”. Đi họp đội tự vệ trong đêm nhưng vì nhát ma nên mới nghe thấy

87

tiếng hú mật lệnh Cục đã sợ mất vía, “ba chân bốn cẳng chạy như có nghìn âm hồn đang đuổi sau lưng”. Nhìn vào những cành dâu chỉ còn “những chùm lá li ti như tụm lông chim” ta biết trời đã chuyển mùa. Đôi khi những câu văn so sánh đan xen với thủ pháp nhân hóa cũng được nhà văn sử dụng để tăng sức biểu cảm cho lời văn. Đó là hình ảnh “những chiếc thuyền con đậu quanh thuyền lớn giống như những bé lợn con nằm quanh bụng mẹ”. Chờ gió lên là “húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí”. Đó là cảnh Cục dắt trâu Bĩnh ra sông uống nước thấy một con đò nằm chờ yên lặng và bên kia sông và “những cây đa nom xa giống như những cụ già cáu kỉnh”. Các sự vật được miêu tả rất giản dị, nhỏ bé và có mặt hầu khắp trong đời sống của chúng ta.

Không cần dụng công, “vắt óc” cho những hình ảnh “mĩ miều”, cách so sánh của Võ Quảng vẫn sinh động và có hồn. Nó như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Đó là một nét riêng biệt tạo nên phong cách của Võ Quảng - nhà văn của thiếu nhi.

Một phần của tài liệu LUAN VAN_6 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)