Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, phương ngữ

Một phần của tài liệu LUAN VAN_6 (Trang 89 - 92)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Ngôn ngữ trần thuật

3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, phương ngữ

Cái làm nên bản sắc riêng của Võ Quảng mà ta không thể lẫn với bất kỳ nhà văn nào đó chính là việc sử dụng nhuẫn nhuyễn phương ngữ xứ Quảng. Nó được thể hiện trong lời ăn, tiếng nói với những câu thoại của các nhân vật và được thể hiện qua những đoạn miêu tả thiên nhiên, khắc họa đời sống sinh hoạt, đời sống lao động sản xuất và công cuộc tham gia cách mạng bảo vệ làng, bảo vệ nước. Bên cạnh đó, tên gọi, địa danh đến cách nói, cách giao tiếp của các nhân vật đều được người kể chuyện “phả” chất vùng miền đặc trưng vào đó.

Có lẽ do được sinh ra và lớn lên ở vùng quê Quảng Nam nên nhà văn đã tiếp thu được toàn bộ nền văn hóa, ngôn ngữ của nhân dân. Vì vậy mà ngôn ngữ trong truyện của ông không phải là thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở, chữ nghĩa. Nó là thứ ngôn ngữ toát lên từ đời sống. Thứ ngôn ngữ ấy

88

ông tích lũy, học hỏi từ nhân dân. Ông chịu khó ghi chép, ghi nhớ những câu nói chỉ có trong dân gian và lựa lấy để đưa vào tác phẩm một cách thích hợp. Ngôn ngữ trong truyện của Võ Quảnglà thứ ngôn ngữcủa đời sống nhân dân, đặc biệt là ngôn ngữ của người nông dân, người lao động chân chất. Ông đi nhiều, am hiểu đời sống của nhân dân, am hiểu phong tục địa phương vùng miền nên ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện thể hiện nét phong tục độc đáo ấy. Võ Quảng không lạm dụng tiếng địa phương mà chú ý nhiều hơn đến cảm nghĩ của nhân vật và gìn giữ được tính chất trong sáng, thuần nhất của ngôn ngữ tác phẩm.

Đọc Quê nội Tảng sáng, chúng ta có cảm giác rất gần gũi và yên bình giống như được trở về tuổi thơ, nơi có bọn trẻ chăn trâu chơi trò đánh trận giả, nơi có những em bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại mang trong mình một tình yêu quê hương tha thiết. Nhà văn sử dụng rất nhiều từ địa phương trong cách nói chuyện của các nhân vật. Vừa nhìn Cù Lao có đứa bảo “Đen quá !”, rồi hỏi “Tên mày là chi?” và một đứa khác trả lời “Tên là Cù Lao

đó. Nó sinh ra ngoài Cù Lao Chàm nên đặt luôn thế mới dị chớ!”. Có đứa nhanh nhảu kể chuyện thấy Cù Lao ra chợ nhìn cái “dung” gọi là cái vung, cái

trã gọi là cái trách làm bà bán nồi “chịu chết, không biết nó nói cái chi chi”. Đi “dề” nhà thì nó nói đi huề nhà. Kể chuyện Cù Lao không biết ăn nhộng, điệp từ “úy” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Thông qua những đối thoại như vậy ta thấy sự biến đổi về mặt ngữ âm của ngôn ngữ không được Võ Quảng sử dụng nhiều. Ông đã khai thác triệt để tác dụng của vốn từ vựng khá phong phú trong phương ngữ xứ Quảng để xây dựng hình ảnh và câu văn của mình. Sự xuất hiện của một loạt các từ ngữ có giá trị nghệ thuật tạo ra sắc thái ngữ nghĩa với các từ: hè, thiệt, úy, chớ, chi, hè… Tiểu từ tình thái “nè” cũng được sử dụng nhiều. Ngoài ra, ta còn bắt gặp những hệ thống từ nói về đặc trưng của xứ Quảng như: (Khu) Gò Nổi, (chợ) Quảng Huế, (núi) Cu Đê, (núi) Chúa

89

và tên các món ăn: Cao lâu, mì Quảng… đã làm hiển hiện trước mắt người đọc một vùng quê với nền văn hóa giàu bản sắc. Chính việc sử dụng từ ngữ địa phương có ý thức và ý đồ nghệ thuật ấy của Võ Quảng đã làm cho vùng quê Hòa Phước hiện lên hấp dẫn đối với người đọc từ đó góp phần tạo nên giá trị cho hai tác phẩm.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Việc cá thể hóa ngôn ngữ có thể bằng nhiều cách như: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt hoặc cho nhân vật lặp lại những từ, những câu mà nhân vật thích nói… Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật. Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được biểu hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể và tính khái quát. Nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng. Mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hóa. Để khắc họa đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ nhỏ, tác giả đã để các em được nói thứ ngôn ngữ của chính mình tại nơi các em sinh ra. Những từ ngữ ấy nghe thì chẳng có chút trang trọng, lịch sự nào như “mày”, “tao”, “bọn”, “bọn mày”, “chúng mày”, “nó”, “thằng”, “lão” nhưng nó lại cần thiết để làm nổi vật chân dung vốn có của nhân vật, đồng thời bản chất của các nhân vật từ đây càng được biểu hiện rõ nét. Qua cách sử dụng ngôn ngữ, bức tranh đời sống một thời được phản ánh sinh động và chân thực.

Ngôn ngữ trong tác phẩm của Võ Quảng là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống nhân dân. Thứ ngôn ngữ ấy là kho của cải vô giá mà ông đã biết lựa chọn, nâng cao và nghệ thuật hóa trong sáng tác của mình để tăng thêm giá trị

90

của tác phẩm. Gần như mỗi chữ là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo. Câu nói là bộ mặt của ý. Ý không bao giờ lặp lại cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc. Chính thứ ngôn ngữ đời thường ấy đã tạo cho câu chuyện sự thú vị và hấp dẫn, đồng thời cũng chính nó góp phần thể hiện phong cách nhà văn.

Một phần của tài liệu LUAN VAN_6 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)