Cốt truyện trong “Quê nội” và “Tảng sáng”

Một phần của tài liệu LUAN VAN_6 (Trang 35 - 39)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong Quê nội và Tảng sáng

2.1.1. Cốt truyện trong “Quê nội” và “Tảng sáng”

Quê nội Tảng sáng là một câu chuyện có nội dung liền mạch, diễn ra theo trật tự thời gian và có mối liên hệ nhân quả nhất định. Căn cứ vào khái

34

niệm và phân loại về cốt truyện ở trên cho thấy cốt truyện của hai tác phẩm này là kiểu cốt truyện sự kiện. (Cốt truyện sự kiện có đặc điểm là các sự kiện, biến cố của cuộc đời, số phận nhân vật được kể theo trật tự thời gian giống như thực tế đã xảy ra và chủ yếu kể hành động hơn là đi sâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Các sự kiện quan hệ theo mạch nhân quả, được triển khai liên tục, cho đến hết truyện).

Với lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tuần tự, cốt truyện phát triển theo trật tự thời gian, các sự kiện tương đối nhiều nhưng lại ít biến cố lớn làm thay đổi mạch truyện. Dường như cốt truyện là một chu trình đã được lên giây cót, chạy đều, ít mâu thuẫn, ít xung đột căng thẳng, ít kịch tính. Tuy nhiên Võ Quảng đã biết cách tổ chức các sự kiện, các chi tiết, tình tiết truyện đầy công phu, sáng tạo, thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình và gây hấp dẫn cho người đọc. Thời gian bắt đầu của bộ tiểu thuyết liền mạch này là “Sau ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945” đến khi kết thúc là “mùa đông năm 1947”. Không gian của câu chuyện diễn ra trên chính quê hương tác giả đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam. Một vùng quê theo đường bộ hoặc sông nước ghe thuyền mà gắn với nhiều vùng quê khác - xuôi theo biển ra Cửa Đại mà đến Cù Lao Chàm, ngược lên thượng nguồn mà đến với vài vùng bán sơn địa. Có một đường viền xa, thấp thoáng nơi chân trời - một vầng ánh sáng đỏ - đó là Đà Nẵng, có ô tô, nhà lầu, có ngựa xe nhộn nhịp. Hòa Phước - một làng quê có thôn xóm và có vạn chài, có đường lên rừng và xuống biển, có ngô khoai và có tằm tơ, có canh cửi và mía đường… Cảnh sắc thiên nhiên gắn với niềm vui nghề nghiệp: dâu xanh ngăn ngắt bãi sông, tằm ăn lên vàng rộm, mùi đường mật ngọt ngào. Con người Hòa Phước gắn bó với thiên nhiên, cần cù và lam lũ trong lao động - một thứ lao động vất vả, cực nhọc nhưng không thiếu chất thơ - như một sự bù đắp để cho con người có được lòng yêu sống và ham sống trong một cuộc sống vốn vui ít buồn nhiều.

35

Cốt truyện sự kiện xoay quanh hai nhân vật chính của tác phẩm là Cục - đứng nhân vật “tôi” trong truyện và Cù Lao - một cậu bé trạc tuổi Cục ở xa mới theo cha trở về làng. Vì sao lại là một cậu bé từ xa trở về làng? Chi tiết này đã được Võ Quảng kết nối đến sự kiện ngày trước, khi bố của Cù Lao là chú Hai Quân bị cường hào trong làng ức hiếp nên chú phải bỏ làng, bỏ vợ con ra đi. Sau mấy năm xa xứ thì nghe được tin vợ ở quê đã mất, trong một lần ra Cù Lao Chàm bán thuốc, chú được giới thiệu cho một cô gái ở đây. Chú lấy vợ mới và ở lại quê vợ lập kế sinh nhai. Khi Cù Lao lên ba tuổi thì mẹ mất. Đến năm cậu mười hai tuổi thì Tổng khởi nghĩa nổ ra. Lúc này, chú Hai Quân đưa Cù Lao trở về. Hai cha con được mọi người hân hoan chào đón. Cả nhà làm cỗ ăn mừng. Chú Hai Quân dắt Cù Lao đi nhận họ hàng và thăm nhà các ông các bà trong làng như nhà ông Bảy Hóa, nhà bà Hiến… Sau đó Cù Lao tham gia các hoạt động sản xuất như chăn trâu, nuôi tằm và kết thân với Cục. Hai cậu bé được đi học ở lớp thầy Lê Hảo, được dự khán các hoạt động của đội tự vệ làng. Khi có tin Pháp chiếm Nam Bộ, các hoạt động chuẩn bị kháng chiến được đẩy mạnh như cử cán bộ làng đi học các lớp huấn luyện, đội tự vệ tăng cường diễn tập. Chú Hai Quân ra công tác ở ngoài Đà Nẵng đem cả Cù Lao đi theo. Đôi bạn nhỏ chia tay nhau, Cù Lao tạm biệt Hòa Phước. Ta thấy mạch truyện chảy trôi với hàng loạt sự kiện nối kết theo thời gian đẩy câu chuyện càng ngày càng trở nên hấp dẫn. Trong các sự kiện đó, sự kiện trung tâm của cả hai tác phẩm chính là sự kiện sau ngày Tổng khởi nghĩa chưa được bao lâu thì Pháp kéo quân trở lại tấn công Hòa Phước. Từ sự kiện trung tâm này mà các sự kiện con phát triển và liên hệ chặt chẽ với nhau. Phần “Tảng sáng” bắt đầu khi Cù Lao từ Đà Nẵng trở về làng vì quân Pháp trở lại chiếm đóng. Hàng loạt những đoàn người từ Đà Nẵng chạy nạn về Hòa Phước. Nhân dân ở Hòa Phước cũng lo tính chuyện lánh nạn sang nhà người thân ở xa. Cục và Cù Lao lúc này được phân nhiệm vụ đưa tin kháng chiến

36

cho cách mạng. Hòa Phước bị tàn phá dữ dội, có nhiều nhân vật từ bộ chỉ huy về chung tay với bà con kháng chiến chống Pháp. Truyện kết thúc khi cuộc chiến ác liệt ở Hòa Phước diễn ra. Kể từ đây, Hòa Phước cùng đồng bào cả nước chung lưng đấu cật chiến đấu suốt hai mươi năm ròng để đi đến thắng lợi cuối cùng vào đại thắng mùa xuân năm 1975. Cốt truyện tuy không mang độ căng của những mâu thuẫn, xung đột gay gắt nhưng vẫn có sức hấp dẫn, vẫn kịch tính nhờ các sự kiện, biến cố đầy tính sáng tạo của nhà văn. Những sự kiện trong Quê nội Tảng sáng được thiết lập thành một chu trình đầu cuối khá hoàn hảo, các sự kiện đều có quan hệ với nhau, thúc đẩy mạch truyện phát triển, góp phần tạo nên bố cục chặt chẽ cho câu chuyện. Cách xây dựng cốt truyện tuy đơn giản, không sử dụng đến các thủ pháp giải mã tình tiết hay những pha hành động kịch tính nhưng lại hợp lí, tạo được hiệu quả nghệ thuật qua đó đã khẳng định sự thống nhất cũng như sự liền mạch của phong cách nhà văn. Mục đích sáng tác của Võ Quảng là hướng độc giả đến những vấn đề hàng ngày của cuộc sống, những câu chuyện thường nhật, những suy nghĩ, tình cảm đầy nhân văn của con người. Cả hai tác phẩm đã gợi lại được không khí hào hùng và sục sôi cách mạng một thời của toàn dân tộc đứng lên chống giặc ngoại xâm và lột tả chân thực hình ảnh của con người trong kháng chiến.

Nghiên cứu cách thức tổ chức, sắp xếp cốt truyện trong Quê nội

Tảng sáng chúng tôi nhận thấy rằng, việc xây dựng cốt truyện sự kiện theo trật tự thời gian như vậy tương đối phù hợp với tâm lý tiếp nhận của trẻ nhỏ. Trẻ em vốn tư duy rất đơn giản. Mọi diễn biến của cuộc sống đầy màu sắc khi được nhìn qua lăng kính quan sát của trẻ em đều rất đẹp và nhẹ nhàng. Nếu như nhà văn viết cho thiếu nhi mà cầu kỳ quá, khó quá, các em sẽ không hiểu được nội dung của câu chuyện cũng như dễ nảy sinh tâm lý nhanh chán. Mạch truyện của Quê nội Tảng sáng cứ tuần tự diễn ra như cuộc sống ngoài đời

37

đầy chân thực. Không cần những đoạn nhảy cóc, những phần gấp khúc phức tạp phải tư duy lôgic khi đọc mà vẫn thể hiện hết được những gì cần viết là một sự cố gắng và cũng là tài năng của nhà văn. Văn phong được cân nhắc đến từng câu, từng chữ, sao cho lột tả được thần sắc và thanh âm đích thực của cuộc sống. Qủa thực, cuộc đời làm văn, làm thơ của Võ Quảng đã luôn mải miết và kỳ khu trên từng trang thơ, trang văn để dâng cho đời những tác phẩm đắt giá.

Một phần của tài liệu LUAN VAN_6 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)