Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu LUAN VAN_6 (Trang 70 - 72)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Người kể chuyện trong Quê nội và Tảng sáng

3.1.3 Giọng điệu trần thuật

Tác phẩm tự sự là sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó có giọng điệu. Giọng điệu góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật làm cho bức tranh văn học thêm phần sống động, linh hoạt hơn.

Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì giọng điệu là: “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời

69

văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [15, tr. 111]. Giọng điệu trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của giới nghiên cứu văn học hiện đại, khi càng ngày ý thức cá nhân càng trỗi dậy mạnh mẽ trong văn chương và kéo theo đó là sự khẳng định phong cách cá nhân của nhà văn. Để tác phẩm của mình xuất hiện một cách ấn tượng và tạo dựng cho mình một chỗ đứng riêng, vững chắc thì buộc người nghệ sĩ phải tìm cho mình những dấu ấn riêng biệt, không trùng lặp. Một trong những dấu ấn cá nhân ấy chính là tiếng nói riêng, âm sắc riêng, giọng điệu riêng.

Không phải là không có lý khi Turgeniev cho rằng, với nhà văn, điều quan trọng nhất là phải tạo được tiếng nói của mình, phải tạo được nốt riêng độc đáo, tức là phải tìm ra giọng điệu riêng của mình. Giọng điệu là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng trong tác phẩm, là yếu tố có vai trò thống nhất các yếu tố khác nhau của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Người đọc có thể nhận thấy tất cả các chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái chứ không đơn điệu chỉ một giọng đều đều từ đầu đến cuối tác phẩm. Tạo được giọng điệu đa dạng, phong phú là đánh dấu một bước trưởng thành trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà văn.

Tác phẩm văn học, xét đến cùng là một phát ngôn của con người về đời sống xã hội. Vì vậy nó sẽ bao gồm nhiều giọng điệu khác nhau tùy thuộc vào mục đích phát ngôn của nhà văn. Trong Quê nội Tảng sáng, Võ Quảng đã sử dụng giọng điệu một cách linh hoạt để kể lại câu chuyện của mình. Chính vì thế, nghiên cứu giọng điệu trần thuật qua hai tác phẩm này là một trong những vấn đề quan trọng không thể bỏ qua.

70

Một phần của tài liệu LUAN VAN_6 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)