Đặc điểm của Tổng công ty ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV (Trang 46 - 52)

của kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty

Để thiết kế và vận hành KSNB hiệu lực theo mô hình kinh doanh Tổng công ty, đáp ứng được các mục tiêu của tổ chức thì cần phải nghiên cứu đặc điểm hoạt động của Tổng công ty. Những đặc điểm này sẽ quyết định xây dựng môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, thủ tục kiểm soát và xây dựng được hệ thống thông tin (đặc biệt là hệ thống thông tin kế toán) cũng như giám sát kiểm soát phù hợp với mô hình này. Các đặc điểm được biểu hiện cụ thể:

Về phương thức hình thành Tổng công ty: Hiện nay các Tổng công ty hình thành chủ yếu từ các phương thức như:

- Tổng công ty có nguồn gốc từ sở hữu gia đình hoặc sở hữu tư nhân, mô hình này rất phát triển ở Hàn Quốc, Nhật Bản.

- Mô hình Nhà nước nắm 100% vốn hoặc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Ở Việt Nam Nhà nước nắm giữ 100% vốn cổ phần ở Tổng công ty hoặc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Doanh nghiệp

do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Hình thức kết hợp giữa sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân dựa trên các liên kết về tài chính, vốn, công nghệ và tài nguyên. Với quá trình cổ phần hóa, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước giảm dần nhằm phát huy các Tổng công ty theo nền kinh tế thị trường

Với mỗi phương thức hình thành, mỗi loại hình Tổng công ty có đặc điểm quản trị, quản lý vốn, hoạt động riêng. Đối với các Tổng công ty tư nhân, kiểm soát hoạt động hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận được quan tâm trọng yếu. Đối với các Tổng công ty Nhà nước lại có vai trò hơn nữa là tác động đến thị trường thông qua các quyết định kinh doanh của Nhà nước (như các doanh nghiệp về điện, xăng…).

Theo đó, KSNB đối với từng loại hình Tổng công ty cũng cần thiết lập phù hợp với yêu cầu quản trị cũng như cơ cấu tập đoàn.

Về địa vị pháp lý: Tổng công ty không có tư cách pháp nhân mà chỉ là tổ hợp các công ty có tư cách pháp nhân. Mỗi một đơn vị thành viên trong Tổng công ty là một pháp nhân độc lập. Tổng công ty và các công ty con trong Tổng công ty đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Tổng công ty và các công ty thành viên tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước pháp luật về các khoản đầu tư trong giới hạn nhất định theo điều lệ của mỗi Tổng công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Vì vậy việc tổ chức KSNB tại Tổng công ty phải phù hợp với điều kiện của từng đơn vị thành viên và theo định hướng kiểm soát tại Tổng công ty. Tổng công ty và các công ty thành viên tổ chức KSNB riêng cho mình tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động. Hơn nữa Tổng công ty không có tư cách pháp nhân nên việc thiết kế các thủ tục kiểm soát không phải là kiểm soát việc chấp hành của cấp dưới đối với cấp trên mà nhìn nhận nó dưới góc độ là chủ sở hữu kiểm soát hiệu quả hoạt động của đơn vị thông qua vốn góp.

Cơ cấu tổ chức Tổng công ty: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty đa dạng, không có khuôn mẫu thống nhất. Cơ cấu tổ chức được xây dựng trên nền tảng văn hóa, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, phong cách quản lý, chiến lược xây dựng và phát triển của mỗi Tổng công ty. Mỗi một Tổng công ty có đặc tính riêng, có cách quản lý riêng, với mức độ tập trung và phân cấp quản lý khác nhau. Tuy nhiên các Tổng công ty đều có đặc điểm chung về cơ cấu tổ chức quản lý là thực hiện quản lý theo mô hình đa khối trong đó có một doanh nghiệp giữ một vai trò trụ cột. Bằng việc nắm đa số vốn điều lệ từ công ty con, Tổng công ty sẽ đảm nhận chức năng như phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ mới, điều phối toàn Tổng công ty vận động đến mục tiêu đã định sẵn thông qua chiến lược chung, thông qua tỷ lệ vốn góp hay những quan hệ khác.

Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo mô hình đa khối thì quyền lực và trách nhiệm trong Tổng công ty được phân bổ rõ rệt, các thủ tục kiểm soát cũng phải thiết kế theo và được cụ thể, mỗi một công ty con là một khối. Mỗi một đơn vị kinh doanh của khối đều có các phòng chức năng để tập trung kinh doanh có hiệu quả một mảng nhất định. Như vậy, với sự liên kết phức tạp của mô hình kinh doanh Tổng công ty đòi hỏi kiểm soát nội bộ phải được thiết kế hợp lý, tránh hiện tượng kiểm soát chồng chéo hoặc bỏ sót. Tập trung xây dựng KSNB tại Tổng công ty có mối quan hệ với KSNB tại các đơn vị thành viên. Mục tiêu KSNB với mô hình liên kết này là đảm bảo được hiệu quả đồng vốn bỏ ra từ Tổng công ty và các công ty con, đảm bảo Tổng công ty sẽ chi phối, kiểm soát, định hướng hoạt động của các công ty con theo mục tiêu, chiến lược kinh doanh của cả Tổng công ty, phù hợp với điều lệ của Tổng công ty - công ty con và pháp luật hiện hành. Thủ tục kiểm soát từ Tổng công ty xuống các công ty con phải đảm bảo tính chặt chẽ, nhưng linh hoạt để đáp ứng được mục tiêu chung của cả Tổng công ty.

- Về quy mô và phạm vi hoạt động: Hầu hết các Tổng công ty đều có quy mô lớn và phạm vi hoạt động rất rộng thể hiện ở một số chỉ tiêu như tổng số vốn, tài sản hay doanh thu, lao động, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Các Tổng công ty lớn thường có chiến lược linh hoạt trong đầu

tư, kinh doanh và phân phối sản phẩm, dịch vụ trên nhiều vùng địa lý khác nhau. Đây cũng là một trong những phương pháp phân tán rủi ro theo không gian địa lý. Với đặc điểm này Tổng công ty thuộc Tổng công ty phải có những chiến lược kiểm soát mang tính định hướng và đảm bảo thống nhất trong toàn Tổng công ty từ các chính sách về tài chính, nhân sự, vốn, kế hoạch, đầu tư cũng như các chính sách thủ tục đi kèm.

- Về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Các Tổng công ty hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực để phân tán rủi ro, mạo hiểm vào các mặt hàng, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, tránh các rào cản của luật pháp về độc quyền, bảo đảm cho hoạt động của Tổng công ty luôn được bảo toàn và hiệu quả. Tuy nhiên vẫn lấy một ngành kinh doanh chính làm nòng cốt cho chiến lược phát triển với những sản phẩm đặc trưng của Tổng công ty, nhằm tận dụng các nguồn lực, phân tán rủi ro. Hiện nay do sức ép cạnh tranh toàn cầu, nhiều Tổng công ty không ngừng mở rộng cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Vì vậy việc thiết kế kiểm soát nội bộ cũng phải theo chức năng hoạt động hoặc theo nhóm lĩnh vực hoạt động khác nhau. Các thành viên của Ban kiểm soát và người lãnh đạo phải có kiến thức rộng với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của Tổng công ty.

- Về quan hệ liên kết và quản lý vốn: Kiểm soát quan trọng nhất với mô hình hoạt động Tổng công ty là kiểm soát về vốn. Nó là khả năng và hoạt động của một chủ thể (chủ thể kiểm soát) chi phối định hướng các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của một chủ thể khác nhằm đạt được mục tiêu của chủ thể kiểm soát. Bản chất của Tổng công ty là mối quan hệ giữa Tổng công ty và công ty con là mối quan hệ đầu tư vốn. Do vậy kiểm soát vốn là một công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu quản lý của Tổng công ty đối với công ty con trong mối quan hệ đầu tư vốn. Tìm hiểu rõ về đặc điểm tài chính trong Tổng công ty là rất cần thiết cho việc thiết kế kiểm soát nội bộ, những đặc điểm đó được thể hiện như sau:

Thứ nhất, sở hữu vốn trong Tổng công ty là rất đa dạng, phức tạp. Vì vậy cần phải xây dựng thủ tục kiểm soát và truyền đạt thông tin về các thủ tục đó đến toàn Tổng công ty để mọi thành viên trong Tổng công ty hiểu rõ mức độ chi phối, quyền hạn và trách nhiệm ở các mức độ khác nhau của Tổng công ty với các công ty con

và ngược lại. Ban kiểm soát là đơn vị đại diện cho chủ sở hữu vốn, thực hiện chức năng kiểm soát đối với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của HĐQT trong việc quản lý và thực hiện các mục tiêu phát triển của Tổng công ty, do đó đơn vị này cần phải độc lập với Hội đồng quản trị. Trong mỗi đơn vị thành viên, để kiểm soát vốn chặt chẽ thì cần phải tách bạch chức năng thực hiện các hoạt động tài chính và chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính.

Thứ hai, trong Tổng công ty, chủ thể sở hữu, chủ thể đầu tư vốn không tham gia điều hành các công ty mà chỉ quyết định đầu tư vốn và thực hiện quản lý vốn đầu tư của mình thông qua thực hiện quyền kiểm soát. Vì vậy tại các công ty mà chủ sở hữu có vốn cần phải cử người đại diện là người giám sát đồng vốn của chủ sở hữu trong công ty mà họ đầu tư vốn.

Thứ ba, về công khai, minh bạch, điều chỉnh cơ cấu vốn. Trong Tổng công ty vốn có thể điều chỉnh và cơ cấu lại bằng cách xem xét số vốn tồn đọng, rút bớt những khoản vốn không hiệu quả để tập trung vào những khoản vốn mang lại hiệu quả (tập trung vốn cho những thành viên có khả năng phát triển tốt, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chủ chốt trong Tổng công ty), vốn trong Tổng công ty được kiểm soát bởi nhiều chủ thể, do vậy cần phải có sự công khai, minh bạch các thông tin về quá trình điều chuyển và sử dụng vốn trong Tổng công ty. Hội đồng quản trị sẽ đánh giá được kết quả hoạt động của Tổng công ty, duy trì được các hoạt động đang tiến hành, phát hiện các nguyên nhân sai sót từ đó điều chỉnh phù hợp và có căn cứ hoạch định mục tiêu của Tổng công ty cũng như của các đơn vị thành viên trong tương lai.

Thứ tư, vốn trong Tổng công ty hàm chứa rủi ro rất cao, nó là một trạng thái biểu hiện nguy cơ bất ổn xảy ra trong quá trình hoạt động đầu tư không đạt được mục tiêu như dự kiến, nó khiến cho chủ thể đầu tư lâm vào trạng thái bất ổn như thua lỗ, mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản. Vốn trong Tổng công ty chịu tác động của quy luật kinh tế (quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ) tác động và chi phối đến hoạt động tài chính như một yếu tố khách quan. Vì vậy kiểm soát rủi ro vốn được coi là một nội dung quan trọng và không thể thiếu trong nội dung kiểm soát trong Tổng công ty.

Tìm hiểu về đặc điểm về vốn trong Tổng công ty là nhiệm vụ hết sức quan trọng của những nhà quản lý từ đó nhà quản lý sẽ thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ sao cho hiệu quả, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức và tài chính trong Tổng công ty. Việc duy trì kiểm soát nội bộ có hiệu lực sẽ giúp Tổng công ty đạt được các mục tiêu như đã định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những đặc điểm riêng có của mô hình hoạt động Tổng công ty đã phân tích ở trên đây cho thấy được vai trò phải duy trì KSNB trong Tổng công ty. Mỗi một Tổng công ty có đặc điểm kinh doanh riêng, việc nghiên cứu kỹ những đặc điểm của Tổng công ty mình để từ đó thiết kế KSNB phù hợp với đặc điểm đó là rất cần thiết, việc này cần phải đánh giá và làm thường xuyên để đáp ứng với những thay đổi của quá trình hoạt động kinh doanh, đảm bảo đạt được các mục tiêu hoạt động của Tổng công ty.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI

TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN TNHH- MTV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w