Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV (Trang 119 - 120)

Hiện nay, các đơn vị cần làm rõ việc phân loại rủi ro, xây dựng tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá rủi ro. Cụ thể:

- Ban hành văn bản bố trí, phân công nhiệm vụ về đánh giá rủi ro, cũng như sự kết hợp của các bộ phận như kế toán, kinh doanh kỹ thuật trong đánh giá.

- Xây dựng quy trình theo hướng: Bộ phận đánh giá rủi ro- Trưởng bộ phận căn cứ vào kế hoạch và chiến lược đơn vị để thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Nhân viên phòng đánh giá rủi ro nhận dạng rủi ro tổng quát với toàn đơn vị để xác định sự ảnh hưởng của rủi ro tới mục tiêu toàn doanh nghiệp. Phòng đánh giá rủi ro kết hợp với các bộ phận đánh giá để phân tích và đánh giá rủi ro ảnh hưởng tới từng bộ phận và từng hoạt động. Phương pháp phân tích đánh giá có thể thực hiện thông qua việc ước lượng mức độ thiệt hại của rủi ro, tần suất xảy ra rủi ro, xây dựng biện pháp hạn chế rủi ro như nghiên cứu thị trường, lựa chọn nhiều nhà cung cấp, sử dụng các loại bảo hiểm, điều khoản bồi thường rõ ràng. Hiện nay có nhiều đơn vị phân phối phần mềm quản trị rủi ro, doanh nghiệp cân nhắc chi phí và lợi ích để mua các phần mềm này để hạn chế rủi ro trong hoạt động. Sau khi đưa ra các biện pháp với các rủi ro, Phòng quản trị rủi ro cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của hoạt động để kịp thời bổ sung các biện pháp cần thiết. Với các đơn vị có quy mô nhỏ, đánh giá rủi ro có thể thuê các đơn vị tư vấn bên ngoài hoặc tập trung vào những hoạt động trọng yếu nhưng phải ước lượng cụ thể tác động rủi ro, quản trị sự thay đổi.

rủi ro, định kỳ lập báo cáo đánh giá rủi ro phổ biến cho nhân viên các bộ phận, khuyến khích phát hiện và báo cáo về rủi ro ngoài dự tính bằng việc khen thưởng, tuyên dương...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w