Đặc điểm về hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV (Trang 53 - 59)

Trong thời đại hiện nay, “Môi trường và phát triển bền vững” là những vấn đề được nhiều nước và nhiều tổ chức quan tâm, đặc biệt vấn đề “cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thiên nhiên, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường” đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Cung cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cấp bách cho mọi người, và mọi nước trên thế giới nói chung và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do đó, dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và ngành nước được ưu tiên đầu tư của Chính phủ từ nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước.

Các công ty cấp nước cần phải thực hiên mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ với Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị từ loại IV trở lên đạt 95%, các đô thị loại V đạt 80% với tiêu chuẩn cấp nước 120 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; các khu công nghiệp được cấp nước đầy đủ theo yêu cầu áp lực và lưu lượng. Muốn đạt được mục tiêu hoạt động này thì các doanh nghiệp cấp nước cần tăng cường triển khai thực hiện quy hoạch cấp nước vùng liên tỉnh, vùng tỉnh và liên đô thị, kết hợp chặt chẽ giữa cấp nước đô thị và các vùng nông thôn phụ cận; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước vùng.

Do ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực đặc thù nên các công ty cấp nước chịu sự quản lý của nhiều Bộ, Ban, Ngành có liên quan, cụ thể như:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược; định hướng phát triển cấp nước ở cấp quốc gia.

- Bộ xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn.

- Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khỏe cộng đồng, ban hành quy chuẩn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy chuẩn nước sạch trên phạm vi toàn quốc.

-Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình cấp nước.

- Bộ Tài chính: Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước, Phối hợp với Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, ban hành khung giá nước sạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng; nhiệm vụ; phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý.

Với những đặc thù về môi trường hoạt động, ngành nghề kinh doanh như phân tích ở trên, các công ty cấp nước chịu sự quản lý và chi phối của nhiều Bộ, Ngành có liên quan về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Cụ thể như:

- Đối với việc kiểm soát chu trình bán hàng thu tiền, bộ phận kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cần kiểm soát tính tuân thủ xem doanh nghiệp mình có thực hiện đúng theo khung giá nước quy định của Bộ tài chính hay không.

- Ngoài ra tính tuân thủ cũng được thể hiện thông qua việc kiểm soát chất lượng nước nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khỏe cộng đồng theo quy định của Bộ y tế.

Để có thể thực hiện mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ và định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 như phân tích ở trên thị mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả cần được đặt lên hàng đầu.

3.2.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV có 13 phòng; 6 đơn vị trực thuộc; 4 Ban quản lý dự án; 11 công ty con và 6 Công ty liên kết.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn –TNHH MTV

Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát của Tổng công ty bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc, các kiểm soát viên. Mỗi nhiệm kỳ hội đồng thành viên kéo dài 5 năm, hiện nay Hội đồng thành viên có 3 người trong đó có 1 Chủ tịch và 2 thành viên.

Tổng công ty giữ vai trò trọng tâm trong định hướng chiến lược, công nghệ, thị trường, vốn, lao động cho toàn bộ các công ty con thuộc Tổng công ty . Tổng công ty quyết định mô hình tổ chức quản lý của các công ty con và nhân sự cấp cao của công ty này; cử người đại diện phần vốn tại công ty con. Tổng công ty chỉ đạo các công ty con thông qua người đại diện trong việc xây dựng, quản lý kế hoạch lao động tiền lương, ban hành đơn giá tiền lương theo quy định của pháp luật. Tổng công ty quyết định thay đổi tỷ lệ vốn đầu tư vào các công ty con; theo dõi kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn, quỹ và chi phí hoạt động kinh doanh như định mức chi phí nhân công trên tổng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận... của công ty con.

Quan hệ liên kết dựa trên vốn của Tổng công ty đầu tư vào công ty thành viên được xem xét đến quan hệ liên kết dọc và quan hệ liên kết ngang. Đối với công ty con, Tổng công ty có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty con. Đối với công ty liên kết là công ty cổ phần, Tổng công ty chỉ có quyền hạn và trách nhiệm như một cổ đông; Quan hệ liên kết ngang là quan hệ giữa các công ty con với nhau hoặc giữa các công ty con với công ty liên kết bằng cách tiến hành các quan hệ kinh doanh dưới hình thức ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.

Tổng công ty không áp đặt mệnh lệnh hành chính để tạo lập hoặc duy trì các quan hệ này. Các công ty thành viên trong Tổng công ty tự điều chỉnh quan hệ với nhau thông qua thực hiện chiến lược của Tổng công ty.

3.3. Thực trạng các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV

công ty con. Việc khảo sát được tiến hành chủ yếu tại Tổng công ty, khảo sát tại công ty con nhằm tìm hiểu vai trò kiểm soát của Tổng công ty với công ty con về trọng tâm trong định hướng chiến lược của Tổng công ty. Tổng số lượng phiếu gửi đi là 120, trong đó: 18 phiếu gửi cho giám đốc, phó giám đốc và các trưởng phó phòng ban và chọn ngẫu nhiên 03 nhân viên tại 13 phòng ban trên tổng số 414 nhân viên tại Văn phòng Tổng công ty; tại các đơn vị thành viên tác giả đã gửi phiếu điều tra đến 6 đơn vị trực thuộc; 4 Ban quản lý dự án; 11 công ty con mỗi đơn vị 03 phiếu. Bên cạnh đó Tác giả cũng kết hợp phỏng vấn đối tượng điều tra để làm rõ hơn kết quả điều tra. Các mẫu được tác giả chọn và điều tra, khảo sát mang tính đại diện thể hiên theo ngành nghề kinh doanh chính: Tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc ngành nước. Với tiêu chí lựa chọn này các công ty lựa chọn đã mang tính đại diện cho các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty. Danh sách 11 công ty lựa chọn để phát phiếu điều tra:

ST

T Tên công ty Hoạt động kinh doanh chính sở hữuTỷ lệ

1 Công ty TNHH MTV Nước ngầm Sài Gòn Sản xuất nước sạch đầu nguồn 100% 2 Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn Cung ứng, kinh doanh nước sạch; Tư vấn, xây dựng các công trình; 60%

3 Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn Bán lẻ nước sạch 51%

4 Công ty CP Cấp nước Phú Hòa Tân Bán lẻ nước sạch 70,39%

5 Công ty CP Cấp nước Nhà Bè Bán lẻ nước sạch 53,44%

6 Công ty CP Cấp nước Bến Thành Bán lẻ nước sạch 53,15% 7 Công ty CP Cấp nước Gia Định Bán lẻ nước sạch 51,21%

8 Công ty CP Cấp nước Thủ Đức Bán lẻ nước sạch 51%

9 Công ty CP cấp nước Trung An Dịch vụ thu tiền nước cho TCT 65% 10 Công ty CP cấp nước Tân Hòa Dịch vụ thu tiền nước cho TCT 65% 11 Công ty CP Tư vấn Xây dựng Cấp

nước Dịch vụ tư vấn 51%

*Thiết kế câu hỏi khảo sát:

Câu hỏi khảo sát tại Tổng công ty gồm hệ thống các câu hỏi điều tra để đánh giá được sự tồn tại và hiệu lực của HTKSNB tại Tổng công ty. Chi tiết bảng câu hỏi điều tra được cụ thể tại [Phụ lục 01].

* Mục đích khảo sát, nhằm thu thập bổ sung thêm những thông tin về KSNB tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV theo các yếu tố cấu thành: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các thủ tục kiểm soát, giám sát. Qua đó thấy được mối quan hệ giữa các bộ phận, các chu trình nghiệp vụ chủ yếu đã thiết lập được các thủ tục kiểm soát, thủ tục phù hợp, thủ tục chưa phù hợp, các chu trình nghiệp vụ chưa được thiết lập thủ tục kiểm soát; Việc tuân thủ các thủ tục kiểm soát đã thiết lập; Mức độ rủi ro kiểm soát đối với chu trình, nghiệp vụ, nguyên nhân dẫn đến các rủi ro, phát hiện và giảm thiểu rủi ro kiểm soát đối với các chu trình nghiệp vụ ở mức thấp nhất.

*Phương pháp khảo sát, Các câu hỏi trong phiếu điều tra được thiết kế căn cứ vào các yếu tố cấu thành của KSNB, phần trả lời của các câu hỏi là có, không, không áp dụng, kết hợp với phỏng vấn và quan sát để biết được mức độ hiện hữu của HTKSNB. Phiếu điều tra bao gồm nhiều câu hỏi liên quan đến các cấp độ quản lý và các mặt hoạt động các nội dung kiểm soát khác nhau trong doanh nghiệp, vì vậy đối tượng phỏng vấn lựa chọn phù hợp với từng loại câu hỏi. Với các câu hỏi về môi trường kiểm soát và đánh giá rủi ro, đối tượng phỏng vấn là các lãnh đạo doanh nghiệp, thành viên ban kiểm soát. Với các câu hỏi về hệ thống thông tin, đối tượng phỏng vấn là các cán bộ phòng kế toán. Với các câu hỏi thuộc về thủ tục kiểm soát, tác giả thực hiện phỏng vấn các cán bộ quản lý. Trên cơ sở tổng hợp tình hình chung và kết quả thu được của các phiếu điều tra tại các công ty thành viên thuộc Tổng công ty, tác giả đã tóm tắt thành phụ lục 01, đồng thời tiến hành phân tích kết quả điều tra, đưa ra một số nhận định, đánh giá thêm về thực trạng KSNB trong các đơn vị được điều tra. Tiêu chí để đánh giá được sử dụng bao gồm: Sự hiện diện của các chính sách và thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp và sự vận hành liên tục và hữu hiệu của các chính sách và thủ tục kiểm soát đã được thiết kế.

Việc chọn mẫu nghiên cứu này đã mang tính đại diện để hỗ trợ đánh giá được thực trạng KSNB tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w