Phân tích chi phí trong quan hệ với kết quả kinh doanh và lợi nhuận, ra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I (Trang 56)

ra quyết định chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

2.3.4.1. Thu nhận, xử lý thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành được kế toán thu nhận, tập hợp và ghi chép. Những“thông tin về tình hình thực hiện bao gồm: các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung), giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

hóa. Doanh nghiệp“căn cứ vào hệ thống tài khoản hiện có, mở thêm chi tiết các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3, cấp 4“tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu quản”trị. Việc chi tiết hoá các tài khoản giúp cho kế toán quản trị có thể dễ dàng tập hợp chi phí sản xuất, phân tích và xử lý thông tin một cách khoa học và có hệ thống.

Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ một sản phẩm, doanh nghiệp phát sinh rất nhiều chi phí khác nhau. Tùy theo yêu cầu quản lý, doanh nghiệp chi tiết hóa tài khoản chi phí thành các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4. Ví dụ: đối với chi phí nguyên vật liệu, việc chi tiết hóa giúp kế toán quản trị dễ dàng tổng hợp và phân tích chi phí theo từng địa điểm phát sinh để nhận diện những vấn đề tồn tại trong từng khu vực nhằm báo cáo kịp thời cho nhà quản trị để có những điều chỉnh phù hợp.

Ngoài ra, hệ thống sổ sách của doanh nghiệp cũng cần thiết kế với số lượng, chủng loại và các chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu quản trị. Các sổ chi tiết cần phản ánh theo nhiều tiêu chí phù hợp với các yêu cầu quản lý khác nhau để có những thông tin kịp thời trên báo cáo chi phí sản xuất và giá thành.”

Các thông tin về tình hình thực hiện chi phí sản xuất sau khi hệ thống hóa sẽ được xử lý. Đối với chi phí sản xuất được tập hợp theo các trung tâm chi phí được phân bổ cho các đối tượng làm cơ sở xác định kết quả kinh doanh. Ví dụ, chi phí sản xuất chung là tất cả chi phí phát sinh tại xưởng sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp để phục vụ và quản lý sản xuất. Chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy móc thiết bị trong xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước…). Đây là khoản mục chi phí phức tạp, khó xây dựng định mức nên cần phải được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Chi phí này thường được tập hợp theo địa điểm. Đối với xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm như xưởng cơ khí, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức phù hợp (số giờ công lao động, số giờ máy hoạt động…) cho từng đối tượng chịu chi phí.”

2.3.4.2. Phân tích thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Các thông tin về chi phí sản xuất và kết quả được phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau giúp cho nhà quản trị có cách nhìn tổng quan hơn làm cơ sở ra quyết định quản lý.”

tích các phương án kinh doanh nhằm ra quyết định đúng đắn, nhà quản trị cần thu thập, xem xét nhiều nguồn thông tin khác nhau.“Thông tin được coi là thích hợp, cần thiết, hữu ích cho việc ra quyết định ngắn hạn là những thông tin phải đạt 2 tiêu chuẩn cơ bản: thông tin đó phải liên quan đến tương lai và thông tin đó phải có sự khác biệt đối với các phương án đang xem xét và lựa”chọn. Loại“bỏ những thông tin không thích hợp đó là thông tin về chi phí chìm, các”khoản thu nhập, chi phí không chênh lệch, khác biệt giữa các phương án kinh doanh.”

Phương pháp phân tích chênh lệch: Phương pháp này được sử dụng để so sánh chi phí sản xuất và giá thành giữa kế hoạch/dự toán với tình hình thực hiện. Qua việc xác định chênh lệch, nhà quản trị doanh nghiệp nhận biết được nguyên nhân của những thay đổi trong chi phí sản xuất và kết quả để từ đó tìm giải pháp cho các quyết định kinh doanh sau này.”

Phương pháp phân tích quan hệ CVP: Chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là các chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp.“Phương pháp phân tích quan hệ“CVP là một kỹ thuật được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng những thay đổi về chi phí, giá bán và sản lượng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi”phí được phân loại theo cách ứng xử thành biến phí và định phí. Phần định phí là chi phí“thời kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Sản lượng là chỉ tiêu phản ánh mức bán hàng của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu”tiêu thụ. Lợi nhuận được có thể được phản ánh qua“chỉ tiêu: số dư đảm phí, lợi nhuận thuần hoặc lợi nhuận kinh doanh. Nội dung phân tích của CVP có thể được tóm tắt: phân tích điểm hòa vốn, phân tích mức sản lượng cần để đạt lợi nhuận mong muốn, xác định giá bán sản phẩm với mức sản lượng, chi phí và lợi nhuận mong muốn, phân tích ảnh hưởng của giá bán với lợi nhuận theo các thay đổi dự tính về biến phí và định”phí.”

Về mặt phân tích để ra quyết định, kế toán quản trị đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích hoà vốn, phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn. Mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận được thể

hiện chủ yếu trong việc phân tích điểm hoà vốn. Thông qua việc phân tích điểm hoà vốn cho phép ta xác định được mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù đắp chi phí đã bỏ ra.

- Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán được chủ đầu tư chấp nhận:

Sản lượng hoà vốn = Định phí/Mức dư đảm phí đơn vị Doanh thu hoà vốn = Định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí

- Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản lý xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, trong mối liên hệ nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh hay mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sẽ đạt điểm hoà vốn, từ đó ra quyết định để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao.

- Điểm hoà vốn cho ta thấy ranh giới của mức doanh thu tạo ra lợi nhuận với mức doanh thu không tạo ra lợi nhuận hay bị lỗ. Căn cứ vào các chỉ tiêu xác định điểm hoà vốn, kết hợp với lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn, ta có thể xác định được lượng sản phẩm hay doanh thu cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn.

- Khi doanh nghiệp muốn dự kiến tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thì doanh thu cần thiết để đạt tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS) sẽ là bao nhiêu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua chương 2, tác giả đã khái quát những cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất. Trong đó, luận văn đưa ra các lý luận về chi phí sản xuất gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Các lý luận về giá thành sản phẩm gồm: phương pháp tính giá thành, đối tượng tính giá thành. Đồng thời, luận văn khái quát vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị như: xác định trung tâm chi phí, định mức và dự toán chi phí, báo cáo kế toán quản trị. Từ đó, làm nền tảng để tác giả đi tìm hiểu về thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương I ở chương 3.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I 3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I (Pharbaco) tiền thân là Xí nghiệp dược phẩm Trung Ương 1 được thành lập từ năm 1954 đến nay. Với lịch sử 64 năm hoạt động và phát triển, Pharbaco luôn khẳng định là doanh nghiệp lá cờ đầu, giữ vai trò then chốt trong chiến lược phát triển ngành dược quốc gia: cung cấp thuốc phục vụ cho quân đội trong kháng chiến và các chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Lao, Sốt rét. Trong suốt thời kỳ bao cấp, Công ty Pharbaco vẫn luôn khẳng định và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho. Khi nền kinh tế của Việt Nam bước sang giai đoạn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù Công ty Pharbaco đã có nhiều cố gắng để phù hợp nhưng do cơ chế quản lý, nguồn vốn đầu tư và công nghệ yếu kém nên dẫn đến việc Công ty Pharbaco có nguy cơ tụt hậu.

Trước tình hình đó, năm 2007 thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Chính Phủ, Xí nghiệp dược phẩm Trung Ương 1 được chuyển đổi thành Công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương I - Pharbaco như ngày nay. Sau khi cổ phần hóa, với mục đích giải quyết việc làm cho người lao động, kiện toàn lại bộ máy nhân sự cho hoạt động sản xuất, nghiên cứu và kinh doanh, Công ty Pharbaco vẫn duy trì các dây chuyền sản xuất nhóm III để sản xuất các sản phẩm dược phẩm. Song song với đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng 2 phòng Lab theo tiêu chuẩn của nước tham chiếu, hai phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm được đặt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Công ty Pharbaco cũng quy tụ đông đảo đội ngũ các chuyên viên nghiên cứu, các dược sỹ (trong đó có cả những

cán bộ đã nghỉ hưu) có trình độ và kinh nghiêm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm cùng các chuyên gia nước ngoài (15 chuyên gia) đến từ các nước có nền công nghiệp dược phát triển trên thế giới là: Đức, Anh, Áo, Canada… Và để phát triển đa dạng các sản phẩm dược phẩm, Công ty Pharbaco đã hợp tác nghiên cứu với các Viện nghiên cứu và trường Đại học trong nước để cho ra đời các sản phẩm mới, đồng thời ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm với các đối tác nước ngoài.

Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư hơn 1000 tỷ đồng để thực hiện hợp tác đầu tư sản xuất và chuyển giao công nghệ đối với các sản phẩm chất lượng cao từ các nước tham chiếu.

Hiện nay, để mở rộng quy mô và phát triển hơn nữa các sản phẩm dược Công ty đã và đang liên doanh hợp tác đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất thuốc mới với hệ thống máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại cụ thể:

- 03 dây chuyền sản xuất với Đức, - 03 dây sản xuất chuyền với Anh. - 01 dây chuyền sản xuất với Nhật Bản. - 01 dây chuyền sản xuất với Mỹ.

Hiện tại dự án đang được triển khai giai đoạn 3, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2019. Khi dự án đi vào hoạt động theo thỏa thuận, 80% công suất hoạt động của các dây chuyền sẽ phục vụ để sản xuất và gia công các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương I - Pharbaco mong được hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước để cùng nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh xây dựng và phát triển ngành công nghiệp Dược của Việt Nam.

3.1.2. Đặc điểm sản phẩm

3.1.2.1. Danh mục sản phẩm

Căn cứ Quyết định số: 286/QĐ-BYT ngày 25/01/2007 và Quyết định số 2311/QĐ-BYT ngày 27/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quyết định chuyển Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 thành Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco.

Công ty Pharbaco có đội ngũ dược sỹ, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân: giỏi về chuyên môn, tâm huyết, lành nghề trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu sản phẩm. Hiện tại, Pharbaco sản xuất và lưu hành trên 200 sản phầm gồm các nhóm thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc tim mạch, thuốc chống lao, chống sốt rét, các vitamin, thuốc chống tiểu đường…với các dạng bào chế khác nhau: thuốc viên, thuốc tiêm, thuốc chế phẩm…

Một số sản phẩm thuốc của Công ty có mặt trên thị trường hiện nay: a. Thuốc viên

* Viên nang:

- Viên nang cứng Visamin, hộp 9 vỉ x 10 viên, có tác dụng giảm triệu chứng của thoái hoá khớp (đau, khó vận động) mà còn ngăn chặn quá trình thoái hoá khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển.

- Viên nang Defechol, hộp 5 vỉ x 10 viên nang. Thuốc ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan, làm giảm các thành phần gây xơ vữa.

- Viên nang Amlodipin 5mg, hộp 3 vỉ x 10 viên nang. Amlodipin có tác dụng chống đau thắt ngực bằng cách làm giãn các tiểu động mạch ngoại biên dẫn tới hậu gánh giảm và do đó, giảm nhu cầu cung cấp oxy và năng lượng cho cơ tim.

- Viên nang Hercrosin, Hộp 2 vỉ x 12 viên hoặc hộp 5 vỉ x 12 viên, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.

* Viên nén:

- Viên nén Loratadin, hộp 1 vỉ x 10 viên nén, có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin.

- Viên nén Cimetidin 200mg, hộp 10 vỉ x 10 viên, điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa như loét dạ dày, loét tá tràng.

- Viên nén Glimaron, hộp 3 vỉ x 20 viên nén, đặc trị đái tháo đường tuýp 2. - Viên nén Artesunat, hộp 1 vỉ x 12 viên, điều trị các thể sốt rét, kể cả thể kháng cloroquin, dùng cấp cứu trong điều trị sốt rét cấp tính.

- Viên bao phim Helimax, vỉ 12 viên, thích hợp trong việc điều trị viêm dạ dày mãn tính hoặc kết hợp với một thuốc chống loét thông thường trong điều trị loét tá tràng tái phát mãn tính.

- Viên nén bao phim tan trong ruột Settirax, hộp 10 vỉ x 10 viên nén, có tác dụng chống phù nề và kháng viêm, làm loãng đờm và tiêu mủ, máu tụ.

- Viên nén bao phim Nifedipin 10mg, hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc có tác dụng ức chế sự xâm nhập ion calci đi vào trong tế bào cơ tim và sợi cơ trơn của thành mạch, làm giãn và tăng lưu lượng mạch vành.

- Vitamin C 500mg, hộp 10 vỉ x 10 viên nén dài bao phim, phòng và điều trị bệnh do thiếu Vitamin C .

* Viên bao đường:

- Viên nén bao đường Anpivit, hộp 10 vỉ x 10 viên, phòng ngừa và điều trị các rối loạn do thiếu các vitamin nhóm B (trừ vitamin B12) như viêm lưỡi, viêm miệng, viêm lợi, viêm bì tăng tiết bã nhờn, viêm kết mạc, rối loạn dạ dày - ruột.

b. Thuốc tiêm: * Thuốc bột tiêm:

- Midakacin 500 (Amikacin), hộp 10 lọ thuốc bột tiêm. Amikacin được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn nặng/đe doạ tính mạng, đặc biệt chưa biết nguyên nhân hoặc nhiễm khuẩn máu nghi do trực khuẩn Gram âm.

- Streptomycin 1g, hộp 50 lọ thuốc bột tiêm, chủ yếu là kết hợp để điều trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I (Trang 56)