Hoàn thiện kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I (Trang 147 - 151)

Để thực hiện tốt việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty nên xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đây là một công việc phức tạp nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Việc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm trong Công ty phải đảm bảo các nguyễn tắc cơ bản sau:

-Đảm bảo sự phù hợp của mô hình kế toán quản trị với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

-Đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể theo từng chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp. Vì thế phải xây dựng đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán chi tiết, hệ thống báo cáo quản trị để phục vụ cho việc thu nhận và xử lý thông tin.

-Mô hình kế toán quản trị phải đảm bảo tính khả thi và tiết kiệm.

Dựa trên những nguyên tắc đó, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau:

-Trước hết, Công ty cần phải có riêng một bộ phận KTQT. Điều này sẽ giúp cho việc phân công công việc dễ dàng và cũng tránh gây nhầm lẫn giữa KTQT và kế toán tài chính. Hơn nữa, việc làm này sẽ giúp chuyên môn hóa công việc, nâng cao năng suất lao động.

-Công ty nên phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Việc phân loại này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí đồng thời làm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh. Theo cách phân loại này, chi phí sẽ được chia thành định phí và biến phí.

-Công ty nên lập thêm Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. Qua báo cáo này, Ban giám đốc sẽ biết được những chi phí nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GTSP và từ đó sẽ có các phương án hạ GTSP và đưa ra được các quyết định kinh doanh hợp lý.

Báo cáo này có mẫu như sau:

Bảng 4.1. Báo cáo kết quả kinh doanh

Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Theo cách ứng xử chi phí

Chỉ tiêu Số tiền

1. Doanh thu tiêu thụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần

4. Biến phí 5. SDDP 6. ĐP 7. TN thuần

- Công ty nên lập bảng phân tích chi phí theo từng tháng để thấy được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và các định mức đưa ra có phù hợp với điều kiện hiện tại của Công ty từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuất thực tế.

Bảng 4.2. Bảng phân tích chi phí

Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ Khoản mục CP Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Tồng GT GT đơn vị % Tổng GT GT đơn vị % Tổng GT GT đơn vị CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng CP

KẾT LUẬN

Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận tác giả nhận thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Thay vì tìm mọi cách làm giảm chất lượng sản phẩm để hạ giá bán, doanh nghiệp nên thay đổi nhận thức tăng lợi nhuận bằng cách hạ thấp chi phí sản xuất thông qua công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành. Đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thì điều này lại càng quan trọng bởi sản phẩm họ làm ra trực tiếp có liên quan tới sức khỏe con người. Dựa trên thông tin mà kế toán cung cấp, cụ thể là thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm sẽ giúp các lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình cũng như đưa ra phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực. Chính vì vậy, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nhiệm vụ tất yếu đối với sự phát triển và lớn mạnh của một doanh nghiệp.

Thông qua nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I, tác giả đánh giá công tác này rất được chú trọng. Bên cạnh ưu điểm mà Công ty đạt được cũng có một số tồn tại bất cập trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dược phẩm. Vì vậy, công tác kế toán cũng cần có những bước đổi mới, đặc biệt là công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm để phục vụ cho phát triển bền vững doanh nghiệp.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kinh nghiệm của tác giả có hạn, thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và có thể chưa giải quyết triệt để các nhiệm vụ đặt ra. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các độc giả.

1. Các tài liệu nội bộ của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I

2. Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á (2019), Báo cáo ngắn ngành dược năm 2019, Đông Á Securities, Hà Nội.

3. Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.

4. Đặng Thị Loan (2013), Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp,

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Ngọc Quang (2014), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Nguyễn Thị Hải Vân (2012), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị của tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại

7. Nguyễn Thị Ngọc (2013), Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị tại Công ty Cổ phần SSV, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Giáo trình kế toán doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 5, Luận văn thạc sĩ, Đại học Lao động - Xã hội.

10. Trần Thị Thanh Loan (2015), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại khách sạn Hà Nội Rose, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I (Trang 147 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w