Chi phí sản xuất của sản phẩm nào được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm đó, các chi phí dùng chung nhiều sản phẩm được tập hợp sau đó phân bổ theo tiêu thức giờ công lao động. Điều này phản ánh đứng chi phí sản xuất sản phẩm, thuận lợi cho việc tính giá thành của sản phẩm, và với sự trợ giúp của phần mềm kế toán công việc trở nên dễ dáng và đơn giản hơn.
Về công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu
Công ty nên thay đổi cách tính giá NVL xuất dùng. Trong giai đoạn hiện nay Công ty có thể sử dụng phương pháp Nhập trước - xuất trước. Với cách tính giá NVL này, giá của NVL xuất kho sẽ được tính là giá của NVL nhập kho trước. Vì vậy giá trị của NVL tồn kho chỉ bao gồm giá của các NVL nhập kho sau cùng chưa dùng đến. Với phương pháp này, sau các nghiệp vụ nhập, xuất thông qua sổ chi tiết nhập - xuất - tồn có thể xác định được số lượng cũng như giá trị của các NVL còn tồn tại kho.
Với đặc điểm trên Công ty sẽ có được các thông tin đầy đủ về tình hình NVL từng ngày, thông qua đó có thể ra các quyết định nhập vật tư hay ngừng nhập vật tư. Bảo đảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động, bảo đảm sự kịp thời trong việc cung cấp và sử dụng vật tư. Sử dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho như trên
cũng sẽ bảo đảm cho việc cập nhật giá của NVL, đưa được sự biến động của giá NVL vào chi phí, tính giá thành sản phẩm. Thông tin kế toán nhờ đó có ý nghĩa và chính xác hơn.
Phương pháp hạch toán này đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên và cập nhật thông tin hàng ngày. Nhưng các công việc này có thể được thực hiện thông qua máy tính một cách nhanh chóng và chính xác.
Về công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các loại chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Việc tính toán và hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương thỏa đáng, kịp thời cho người lao động góp phần khuyến khích, động viên họ hăng say làm việc, đóng góp hết sức mình vào xây dựng Công ty, đảm bảo lợi ích cho Công ty.
Đồng thời việc quản lý tốt thời gian lao động, quản lý tốt quỹ lương phải trả của Công ty tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành, từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, nhưng vẫn đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động. Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo cấp bậc, phương pháp này sẽ đánh giá chính xác nhất tiền lương mà công nhân viên nhận được khi kết hợp với các hình thức khen thưởng và phạt, bởi như vậy mới khuyến khích người lao động hăng say làm việc.
Về công tác kế toán chi phí sản xuất chung
-Về việc phân loại và tập hợp chi phí sản xuất chung: Công ty nên hạch toán chi phí sản xuất chung chi tiết cho các yếu tố tạo nên chi phí sản xuất chung: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ dụng cụ phân bổ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí do phân xưởng phụ phân bổ, chi phí khác bằng tiền. Việc theo dõi chi phí sản xuất tại các phân xưởng như trên có thể cung cấp các thông tin đầy đủ hơn về chi phí sản xuất tại từng phân xưởng, làm cơ sở rõ ràng hơn cho việc xác định các định mức chi phí, so sánh hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý chi phí giữa các phân xưởng. Để thực hiện được điều này Công ty nên mở thêm các tài khoản cấp 3 cho TK 627 như: TK 6271, TK 6272, TK 6273.
-Về việc hạch toán CCDC xuất dùng: Trước hết để khắc phục nhược điểm này, khi mua CCDC về sử dụng cần phải phân định rõ CCDC sử dụng trong một kỳ và CCDC mua về sử dụng trong nhiều kỳ kế toán, theo chế độ kế toán hiện hành, việc hạch toán CCDC được thực hiện như sau:
+ Đối với CCDC có giá trị nhỏ và sử dụng trong một kỳ kế toán. Khi xuất dùng toàn bộ giá trị của CCDC được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất của kỳ hạch toán.
Nợ TK 627 (Chi tiết cho từng PX)
Có TK 153 - Giá trị CCDC xuất dùng
+ Đối với CCDC có giá trị lớn và được xuất dùng sử dụng trong nhiều kỳ hạch toán. Kế toán xác định số kỳ sử dụng CCDC tính ra giá trị CCDC thực tế xuất dùng cho từng kỳ kế toán:
Giá trị CCDC
phân bổ trong kỳ =
Giá trị CCDC thực tế xuất dùng Số kỳ phân bổ
Khi CCDC xuất sử dụng kế toán ghi:
Nợ TK 242 Có TK 153
Giá trị CCDC dùng trong kỳ được hạch toán:
Nợ TK 627 (Chi tiết cho từng PX)
Có TK 242 - Giá trị phân bổ trong kỳ
Khi các bộ phận báo hỏng, báo mất hay hết hạn sử dụng
Nợ TK 111, 152: Phế liệu thu hồi Nợ TK 138, 334: Giá trị bồi thường
Nợ TK 627 (Chi tiết cho các bộ phận sử dụng): GTCL phân bổ nốt Có TK 242
Thông qua cách hạch toán như trên Công ty sẽ theo dõi được tình hình CCDC xuất dùng và tránh được các biến động bất thường trong CP do sử dụng CCDC.
-Về việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn và khấu hao TSCĐ của Công ty:
Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Theo phương pháp này Công ty có thể thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ nhanh
chóng, có thể sử dụng khấu hao để tái đầu tư cho dây chuyền sản xuất mới, theo đó Công ty sẽ xác định được thời gian sử dụng của TSCĐ. Công ty nên sử dụng hệ số điều chỉnh cố định qua các năm từ 150% đến 200%.
Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ hàng năm để tránh tình trạng chi phí sản xuất tăng đột biến.
-Về việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ: Công ty cần phải điều chỉnh lại cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phụ theo chế độ quy định. Các chi phí sản xuất kinh doanh tại phân xưởng phụ phát sinh Công ty nên hạch toán vào các tài khoản chi phí mở chi tiết cho phân xưởng phụ TK 6214, 6224, 6274 sau đó kết chuyển vào TK 1544 để tính giá thành sản phẩm lao vụ.