Hoàn thiện công tác kế toán sản phẩm hỏng và các khoản thiệt hại ngừng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I (Trang 145 - 147)

ngừng sản xuất

Kế toán sản phẩm hỏng

Trong sản xuất, việc xuất hiện sản phẩm hỏng là điều không thể tránh khỏi. Đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc như Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I, sản phẩm dược phẩm trải qua nhiều công đoạn như sản phẩm thuốc viên phải trải qua các giai đoạn: pha chế, sấy khô, dập viên, bao phim, đóng gói, ép vỉ. Sản phẩm hỏng là các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế đề ra. Sản phẩm hỏng thường xuất hiện tại các giai đoạn pha chế và sấy khô.

Thực tế tại Công ty mặc dù đã xây dựng định mức cho sản phẩm hỏng nhưng lại không theo dõi hoặc không đề cập đến vấn đề này trong quá trình hạch toán. Công ty không phân biệt để hạch toán cho sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức. Mọi chi phí phát sinh cho sản phẩm hỏng đều được tập hợp vào GTSP hoàn thành, làm cho giá thành không phản ánh đúng bản chất của chi phí cấu thành nên sản phẩm.

Để cải thiện thực trạng đó, Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I nên tiến hành các công việc cụ thể sau:

-Xác định rõ nguyên nhân gây ra thiệt hại, chọn phương pháp xác định khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng. Để đơn giản, Công ty có thể sử dụng giá thành kế hoạch hay chi phí định mức ở từng giai đoạn cụ thể.

-Cuối kỳ, tập hợp toàn bộ thiệt hại về sản phẩm hỏng và tiến hành hạch toán. + Đối với sản phẩm hỏng trong định mức: không tổ chức theo dõi riêng, sau khi trừ phần phế liệu có thể thu hồi, chi phí về sản phẩm hỏng được tính vào GTSP hoàn thành.

+ Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: căn cứ vào các biên bản xác nhận và chứng từ kế toán liên quan, kế toán tiến hành loại trừ chi phí về sản phẩm hỏng ra khỏi giá thành, sản phẩm hoàn thành, hạch toán chi phí này trên tài khoản 138 (1381) để chờ xử lý:

Nợ TK 138 (1381)

Có TK 154

Sau đó, căn cứ vào các quyết định xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng của các cấp có thẩm quyền, kế toán phản ánh:

Nợ TK 152: Giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 138 (1388): Giá trị bất thường

Nợ TK 415, 632, 811: Khoản thiệt hại tính vào chi phí thời kỳ Có TK 138 (1381): Tổng giá trị sản phẩm hỏng

Kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất

Các doanh nghiệp sản xuất nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nói riêng xuất hiện những khoảng thời gian sản xuất bị gián đoạn. Nguyên nhân của việc gián đoạn này có thể do thiếu NVL, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị... hay có thể xuất hiện do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn...

Trong thời gian sản xuất bị gián đoạn doanh nghiệp không tạo ra được sản phẩm nhưng vẫn phát sinh các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp như: tiền lương trả cho người lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng....

Đối với trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến của Công ty như: ngừng để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, kế toán cần tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất và theo dõi trên tài khoản 335 như sau:

-Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất:

Nợ TK 627

Có TK 335

-Khi các chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh:

Nợ TK 335

Có TK 334, 111, 112

Đối với trường hợp ngừng sản xuất mang tính bất thường, kế toán tập hợp các khoản chi phí Công ty phải bỏ ra trong thời gian này trên TK 138 (1381). Cuối kỳ, sau khi trừ phần giá trị có thể thu hồi, giá trị thiệt hại sẽ được xử lý như trường hợp sản phẩm hỏng ngoài định mức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I (Trang 145 - 147)