Khái niệm, đặc điểm và phân loại thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hải Dương (Trang 32 - 34)

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra trong Quy chế thanh toán, phát hành, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, thẻ ghi nợ nội địa (ATM Card, Debit Card) là “thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn”.

“Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ do ngân hàng hay các công ty tài chính phát hành, được dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ và được coi là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến hiện nay.

Thẻ ghi nợ nội địa (ATM Card, Debit Card) là thẻ dùng thanh toán dựa trên việc ghi nợ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ hoặc được dùng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Ví dụ Visa Debit Card, Visa Electron Card, Visa Prepaid, MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic,... (Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Huệ Minh, 2013).

Thẻ ghi nợ nội địa là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Bất cứ khách hàng nào có tài khoản mở tại ngân hàng đều có thể phát hành thẻ ghi nợ nội địa hoặc nếu chưa có tài khoản, khách hàng muốn phát hành thẻ ghi nợ nội địa thì bản thân thẻ ghi nợ nội địa sẽ gắn liền với một tài khoản của khách hàng. Thẻ ghi nợ nội địa cho phép khách hàng tiếp cận số dư trong tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) hoặc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài khoản qua máy rút tiền tự động ATM. Như vậy, chi tiêu của chủ thẻ chỉ phụ thuộc vào số dư trong tài khoản. Ngân hàng đóng vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ. Đối với thẻ ghi nợ nội địa, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho

vay, không có việc phân loại khách hàng để được hưởng hạn mức tín dụng nên khách hàng chỉ cần có tài khoản tại ngân hàng để có thể tiếp cận tới sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng.

Thẻ ghi nợ nội địa thường không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện tại trên tài khoản của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ chi tiêu trong phạm vi số dư mình có. Với tính chất này, thẻ ghi nợ nội địa thường được cấp cho khách hàng có số dư tài khoản tiền gửi thường xuyên dư Có (Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Huệ Minh, 2013). Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ, nếu số dư trên tài khoản của chủ thẻ không đủ thanh toán, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi (chi vượt quá số tiền hiện có trên tài khoản). Với mức thấu chi này, thẻ ghi nợ nội địa sẽ giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp được cấp một khoản tín dụng ngắn hạn mà không cần làm nhiều thủ tục.

Theo Bùi Thị Thùy Dương, Đàm Văn Huệ (2013), thẻ ghi nợ nội địa có đặc điểm sau:

- Tính linh hoạt: Thẻ ghi nợ nội địa có nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn mức rút tiền của thẻ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp tới những người có thu nhập cao, người có nhu cầu rút tiền mặt hay nhu cầu mua sắm, giải trí, du lịch,... Như vậy, thẻ ghi nợ nội địa thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

- Tính tiện lợi: Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nên thẻ ghi nợ nội địa mang lại cho khách hàng sự tiện lơi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại. Đặc biệt với những người đi công tác hay du lịch, thẻ nội địa giúp họ thanh toán ở gần như bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt, không phụ thuộc vào khối lượng tiền cần thanh toán. Thẻ ghi nợ nội địa được coi là phương tiện thanh toán tốt nhất trong số các phương tiện thanh toán phục vụ tiêu dùng cho xã hội hiện đại, văn minh.

- Tình an toàn và nhanh chóng: Nếu thẻ bị đánh cắp hay mất, ngân hàng sẽ bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh, chữ ký của chủ thẻ, băng ghi hình,... để tránh kẻ gian rút tiền hoặc giúp tìm ra thủ phạm.”

10

khác nhau:

- Thẻ ghị nợ nội địa hạng Chuẩn:

+ Rút tiền mặt: tại ATM: 25.000.000 VND; tại POS quầy giao dịch: không hạn chế.

+ Chuyển khoản: tại ATM tối đa 50.000.000 VND; tại POS quầy giao dịch: không hạn chế.

+ Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại POS ĐVCNT: không hạn chế. + Giao dịch Internet: tối đa 20.000.000 VND.

- Thẻ ghi nợ nội địa hạng Vàng:

+ Rút tiền mặt: tại ATM: 50.000.000 VND; tại POS quầy giao dịch: không hạn chế.

+ Chuyển khoản: tại ATM: 100.000.000 VND; tại POS quầy giao dịch: không hạn chế.

+ Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại POS ĐVCNT: không hạn chế. + Giao dịch Internet tối đa 30.000.000 VND.

Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa có thể được hiểu là tổng thể các sản phẩm của ngân hàng được cung ứng cho khách hàng khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa như thanh toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền, chuyển tiền, truy vấn số dư,...

Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa có nội dung chủ yếu phát hành thẻ (huy động tiền gửi thanh toán) và thanh toán thẻ (dịch vụ thanh toán) được xếp vào dịch vụ ngân hàng.

Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa là mục tiêu cuối cùng mà khách hàng cần ở một chiếc thẻ ghi nợ nội địa. Do đó, muốn nâng cao doanh số từ dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của một ngân hàng, việc nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa là điều kiện tiên quyết, có vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hải Dương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w