Kiến nghị với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 80 - 86)

3.2Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội đến năm

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộ

Bộ LĐTB-XH sớm có những cơ chế khuyến khích trực tiếp các hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên như:

- Hỗ trợ về mặt tài chính cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và cho giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu.

- Hàng năm, Bộ là đơn vị đứng ra tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học trong giữa sinh viên các trường đại học và cao đẳng mà Bộ quản lý.

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho sinh viên các trường đại học do Bộ quản lý. Thực sự coi NCKH là hoạt động trí tuệ nhằm vận dụng phương pháp luận và phương pháp NCKH trong học tập và trong thực tiễn để rèn luyện, hình thành cho họ tư duy và phương pháp làm việc khoa học, kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề, có kiến thức thực tế, cơ hội định hướng và phát triển nghề nghiệp sau này.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất giúp các trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung, trường Đại học Lao động – Xã hội nói riêng có đầy đủ điều kiện hơn để tiến hành nghiên cứu khoa học như:

+ Đầu tư xây dựng các thư viện trường đại học thuộc Bộ hiện đại về trang thiết bị, phong phú về tài liệu; nâng cao chất lượng công tác quản lý và khai thác, bố trí, phân loại hợp lý giúp cho cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên thuận lợi trong tìm kiếm và khai thác. Hỗ trợ mua tài liệu trên các website uy tín thế giới như: Sciencedirect, hay Emmeral. Cũng từ đó giảng viên và sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức hiện đại tiên tiến để củng cố hoạt động nghiên cứu của mình.

KẾT LUẬN

Cuộc cách mạng khoa học - Công nghệ đang phát triển như vũ bão với tốc độ chóng mặt, lượng thông tin khoa học này ngày càng gia tăng đã đặt ra những yêu cầu mới về chất cho mỗi thành viên trong xã hội. Người lao động kiểu mới trong xã hội “Nền kinh tế tri thức” phải có quan điểm đổi mới khi giải quyết mọi nhiệm vụ của cuộc sống đặt ra, trong đó tính tích cực, sáng tạo là nhân tố hàng đầu để tạo ra năng suất lao động cao. Trong điều kiện ấy, đội ngũ các chuyên gia được đào tạo từ các trường đại học không chỉ là người nắm vững chuyên môn, mà còn phải thích ứng biết ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, phát triển tư duy, sáng tạo, có thói quen và kỹ năng NCKH khi tiếp cận và giải quyết những nhiệm vụ của thực tiễn lao động sản xuất. Vì vậy nhiệm vụ của các trường đại học, không chỉ quan tâm tới việc truyền thụ tri thức chuyên môn, rèn luyện tay nghề cho sinh viên mà cón phải có nhiệm vụ trang bị cho họ phương pháp luận nghiên cứu, tổ chức cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học với các hình thức và mức độ khác nhau nhằm từng bước giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

Hoạt động NCKH của SV là nhiệm vụ song hành cùng với đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Khuyến khích SV NCKH là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp SV phát huy được tư duy sáng tạo, khơi gợi sự tìm tòi khám phá tri thức mới đồng thời thiết lập các kỹ năng nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm đào tạo là các chuyên gia có tư duy sâu sắc với các quan điểm sáng tạo từ giáo dục.

Qua các năm từ 2016 đến 2019, hoạt động NCKH của SV đã được triển khai song số lượng đề tài tham gia còn ít. Để có những biện pháp hữu hiệu thúc đẩy, quản lý hoạt động NCKH của SV, đề tài đã phân tích thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường ĐH LĐXH. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường ĐH LĐXH.Với xu hướng quốc tế hóa trong đào tạo, các trường đại học nói chung và trường ĐH LĐXH nói riêng hơn bao giờ hết cần phải chú trọng đến phong trào NCKH của SV và có những giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động này.

nghệ trong các trường đại học và cao đẳng trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo”, Hà Nội.

2. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2014), “Giải pháp nâng cao năng lực NCKH và công nghệ trong lĩnh vực lao động – xã hội cho đội ngũ giảng viên tại các trường đại học thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội”, đề tài cấp bộ, Hà Nội.

3. Chu Vân Khánh (2013), “Mục đích và lợi ích của SV NCKH”, Trường ĐH Văn Hóa, Hà Nội.

4. Đặng Thị Vân (2006), “Hoạt động NCKH của SV trường ĐH Nông nghiệp I và những khó khăn thường gặp”, Tạp chí Tâm lý học, số 3 (84), 3-2006, Hà Nội.

5. Đỗ Công Tuấn (1999), Giáo trình Khoa học luận đại cương, Nxb Chính trị quốc gia

6. Lê Yên Dung (2010), Mô hình quản lý hoạt động NCKH trong đại học đa nghành đa lĩnh vực. Luận án tiến sỹ quản lý giáo dục. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thọ(2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội

8. Nguyễn Văn Dũng & Nguyễn Trung Hiếu (2014), “Hoạt động NCKH của SV ngành sư phạm toán học, trường ĐH Đồng Tháp”, Đồng Tháp.

9. Phạm Hồng Trang, khoa Công tác xã hội (2011), “Giải pháp thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên - Nghiên cứu trường hợp Trường đại học Lao động – Xã hội”, đề tài cấp trường, ĐH LĐXH.

10. Phạm Minh Hạc (1974), “Bước đầu tìm hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục.

11. Phạm Viết Vượng – Nguyễn Xuân Thức (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

12. Phạm Viết Vượng (2001), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”

13. Phòng khoa học – Trường Đại học Lao động xã hội, Tổng hợp công trình nghiên cứu khoa học sinh viên, giai đoạn 2017 – 2019.

học của sinh viên năm học 2016-2017, Hà Nội.

16. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2018), Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên năm học 2017-2018, Hà Nội.

17. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2019), Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên năm học 2018-2019, Hà Nội.

18. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2015), Phương pháp điều tra khảo sát: Nguyên lý và thực tiễn, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19. Trường ĐH LĐXH (2012), Quyết định 1086/QĐ-ĐHĐXH ngày 06 tháng 09 năm 2012 quy định về hoạt động NCKH của sinh viên, Hà Nội.

20. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

21. Vũ Thị Thanh Thủy (2014), “Thực trạng NCKH của sinh viên trường ĐH LĐXH”, báo cáo hội thảo, Hà Nội.

22. Website Học viện Ngân hàng

23. Website Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

24. Website Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

25. Website Trường ĐH LĐXH, http://ulsa.edu.vn

26. Brian Allison (1996), Research skills for students- National institute of education, Singapore.

27. Francesco Cordasco và Elliots S.M.Galner (1963), Research and Report Writing, NXB Barnes Noble, New York. (Đoàn Văn Điều, Trường ĐHSP.Tp Hồ Chí Minh trích dịch 1995).

29. Prikhodko P.T.(1972), Tổ chức và phương pháp công tác nghiên cứu khoa học, sách hướng dẫn việc tổ chức và kỹ thuật làm công tác nghiên cứu khoa học đối với một nhà khoa học trẻ tuổi, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

Chào em!

Tôi tên là Đỗ Thị Lệ, học viên cao học Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Lao động – Xã hội”. Để có cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này mong em cung cấp thông tin bằng cách tích vào các ô tương ứng với quy ước như sau:

1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý

Tất cả thông tin em cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn.

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ

1. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch nghiên

cứu khoa học cụ thể cho sinh viên 1 2 3 4 5

2. Kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh viên

được phổ biến công khai, rộng rãi 1 2 3 4 5

3. Các khoa đã triển khai kịp thời kế hoạch

nghiên cứu khoa học cho sinh viên 1 2 3 4 5

4. Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu

khoa học có kiến thức và kỹ năng tốt 1 2 3 4 5 5. Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu

khoa học rất nhiệt tình, tận tâm 1 2 3 4 5

6. Khoa đã tổ chức đánh giá chấm điểm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên một

cách khách quan, công bằng 1 2 3 4 5

7. Trường đã tổ chức đánh giá chấm điểm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên một cách khách quan, công bằng

1 2 3 4 5

8. Các tiêu chí đánh giá chấm điểm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên là rõ rang, cụ thể

1 2 3 4 5

9. Các chính sách khen thưởng đối với sinh viên nghiên cứu khoa học có công trình đạt giải đã tạo động lực tốt cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 80 - 86)